Chứng khoán Everest (EVS): Cổ đông lớn muốn bán hết gần 20% vốn

(Banker.vn) Công ty CP Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn, cổ đông lớn nhất Công ty CP Chứng khoán Everest (HNX: EVS) đã đăng ký bán toàn bộ 32 triệu cổ phiếu EVS (tỷ lệ 19,42%) đang nắm giữ với mục đích nhằm tăng vốn lưu động.

Cụ thể, khách sạn Fusion Suites Sài Gòn muốn bán toàn bộ cổ phiếu EVS để tăng vốn lưu động. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 5-29/12 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. H

Trên thị trường, cổ phiếu đang giao dịch ở mức 9.000 đồng/cp, ước tính số cổ phiếu đăng ký giao dịch của Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn có giá trị khoảng 290 tỷ đồng.

Chứng khoán Everest (EVS): Cổ đông lớn muốn bán hết gần 20% vốn

Tại thời điểm Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn đăng ký bán ra, Chứng khoán Everest có hai cổ đông lớn là tổ chức đăng ký giao dịch và ông Vũ Mạnh Tiến. Danh sách cổ đông lớn trên báo cáo quản trị 6 tháng 2023 có ông Tiến và Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn với số lượng cổ phần nắm giữ là 10 triệu cổ phiếu và 20 triệu cổ phiếu.

Tuy nhiên, ngày 31/7, Chứng khoán Everest thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 60%. Lượng cổ phiếu sau khi về tài khoản của hai cổ đông trên nâng lên, lần lượt là 16 triệu cổ phiếu0 và 32 triệu cổ phiếu.

Được biết, Công ty CP Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn là đơn vị trực thuộc Fusion Hotel Group, quản lý và vận hành khách sạn Fusion Suites Sài Gòn tại Quận 1, TP. HCM. Về người có liên quan, ông Nguyễn Xuân Hà, hành viên HĐQT Chứng khoán Everest đang là cổ đông cá nhân sở hữu trên 10% vốn Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn.

Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn, tiền thân của công ty là Công ty TNHH MTV Trường An Phát Hospitality Sài Gòn. Công ty đã phát triển dự án khách sạn 4 sao mang thương hiệu Fusion Suites tại lô đất 3-3A-3B-5 Sương Nguyệt Ánh. Đây là một trong những bất động sản được Ngân hàng Quốc dân (NCB) dưới thời ông Đặng Thành Tâm mua vào đầu những năm 2010.

Tháng 2/2019, Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn nâng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng với cơ cấu cổ đông gồm Công ty TNHH Đầu tư Trương An Phát (12,5%), ông Phạm Hồng Hà (14,286%), bà Trần Cẩm Tú (14,286%), ông Nguyễn Hồng Tuấn (30,357%), ông Nguyễn Xuân Hà (14,286%) và bà Nguyễn Thảo Phương (14,286%). Nhiều cổ đông trên có liên quan đến những doanh nghiệp nhóm Gami.

Trong một diễn biến khác, theo thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Quỹ Đầu tư Giá trị Việt Nam (VVIF2020), đã mua thỏa thuận 3,2 triệu cổ phiếu EVS trong tổng số 5 triệu cổ phiếu đăng ký (tương ứng 64% lượng đăng ký) trong ngày 21/9. Lý do không hoàn tất giao dịch là do điều kiện thị trường chưa phù hợp.

Sau giao dịch, sở hữu của VVIF2020 tại Chứng khoán Everest tăng từ 1,22% vốn (tương ứng 2,01 triệu cổ phiếu) lên 3,16% (5,21 triệu cổ phiếu). Mục đích là giao dịch theo phương án sử dụng vốn thu được từ đợt tăng vốn điều lệ quỹ.

Về kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2023, Chứng khoán EVS ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 262 tỷ đồng, giảm 64,5%so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lãi sau thuế đạt 33,2 tỷ đồng, so với mức lỗ 4,3 tỷ cùng kỳ 2022.

Năm 2023, Chứng khoán Everest hoàn thiện và đưa vào hoạt động hệ thống giao dịch phái sinh

Năm 2023, Hội đồng quản trị Chứng khoán Everest nhấn mạnh về việc sẽ tiếp tục duy trì chiến lược lấy khách hàng làm trung ...

Chứng khoán Everest (EVS) rút hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, EVS lên kế hoạch với doanh thu hoạt động đạt 448,5 tỷ đồng, giảm 50,4% so với năm ...

Chứng khoán Everest được chấp thuận bổ sung gần 62 triệu cổ phiếu

Sáng ngày 20/9, Tổng Giám đốc HNX đưa ra quyết định bổ sung cổ phiếu cho công ty này với tổng giá trị hơn 618 ...

Khánh Vân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán