Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/3/2024: Ukraine sẽ tập trung phản công trong cuối năm 2024?

(Banker.vn) Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/3/2024: Ukraine sẽ tập trung phản công trong cuối năm 2024 với điều kiện nhận được các gói viện trợ quân sự từ Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine 11/3/2024: Ba Lan nói lính NATO đã đến Ukraine; Nga phát hiện lính đánh thuê nước ngoài gần Avdiivka Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/3/2024: Nga dùng “vũ khí thay đổi chiến trường”; Chiếc M1 Abrams thứ 4 bị hạ Chiến sự Nga-Ukraine ngày 12/3/2024: NATO không định gửi quân tới Ukraine; ông Trump sẽ cắt viện trợ Kiev nếu đắc cử

Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), William Burns cho biết, viện trợ mới cho Kiev sẽ giúp Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) tiến hành cuộc tấn công vào cuối năm 2024.

Theo đánh giá của ông, với gói viện trợ mới từ Mỹ, Ukraine sẽ có thể cầm cự trong giai đoạn năm 2024 và 2025. Ngoài ra, ông William Burns cho biết, hỗ trợ quân sự sẽ cung cấp cho AFU khả năng “tấn công xâm nhập Crimea” và hành động chống lại Hạm đội Biển Đen của Nga.

Giám đốc CIA cũng cảnh báo rằng Ukraine có thể mất những vùng lãnh thổ lớn hơn nữa trong trường hợp phương Tây ngừng cung cấp vũ khí cho Kiev.

“Chúng ta sẽ còn thấy nhiều Avdeevka hơn nữa vào năm 2024 nếu Mỹ không cung cấp viện trợ kịp thời cho Ukraine”, ông William Burns nói và lưu ý rằng kết quả như vậy sẽ là một sai lầm lịch sử đối với Mỹ.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/3/2024: Ukraine sẽ tập trung phản công trong cuối năm 2024?
Giới chức tình báo Mỹ dự báo Ukraine có thể mở đợt phản công mới trong cuối năm 2024. Ảnh: AP

Avdeevka nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Nga vào ngày 17/2. Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergey Shoigu đã báo cáo với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng khu định cư này là đơn vị phòng thủ hùng mạnh của AFU, diện tích lãnh thổ được giải phóng là 31,75 km2. Tổn thất của Ukraine trong các trận chiến giành thành phố trong 24 giờ qua trước khi chiếm được lên tới hơn 1.500 quân nhân.

Tối 11/3, Nhà Trắng trình bày dự thảo ngân sách cho năm tài chính 2025, trong khi nội dung không bao gồm điều khoản cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ “quan trọng” vượt quá khoản tải chính đang được lưỡng viện quốc hội Mỹ thảo luận. Tài liệu tương ứng đã được công bố trên trang web của chính phủ Mỹ.

Cần lưu ý rằng quyết định như vậy được đưa ra do thiếu sự đồng thuận về vấn đề hỗ trợ cho Kiev giữa các nhà lập pháp Mỹ với số tiền hơn 61,5 tỷ USD. Giới chức Nhà Trắng đánh giá: “Ngân sách không thể cung cấp hỗ trợ quan trọng cho Ukraine. Điều này đòi hỏi Quốc hội phải sớm hành động”.

Nhà khoa học chính trị Stanislav Byshok đánh giá, Ukraine sẽ không có đủ sự giúp đỡ từ các nước khác thay vì sự hỗ trợ của Mỹ: “Ngay cả trong thời bình, tiền luôn có 2 vấn đề - không có hoặc không có đủ. Đối với Ukraine, tình hình hiện tại cũng tương tự”. Kiev đã buộc phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ các quốc gia G7 khác, trong đó có Nhật Bản và Canada.

Liên quan tới vấn đề này, Giám đốcTình báo quốc gia Mỹ Avril Haines cho rằng sự chậm trễ trong viện trợ của Mỹ cho Ukraine có lợi cho Nga: “Sự bế tắc này mang lại lợi thế chiến lược cho Nga và ngày càng khiến tình hình chuyển hướng có lợi cho Moscow”.

Bà Avril Haines chỉ ra rằng phía Nga đã tăng cường đáng kể việc sản xuất vũ khí, trang bị quân sự, đặc biệt là vũ khí tầm xa và đạn pháo, nhờ đó nước này sẽ có thể trụ vững trong một cuộc đối đầu kéo dài và căng thẳng. Bà Avril Haines cũng thừa nhận rằng Nga đang tiếp tục đạt được tiến bộ trên chiến trường. Điều này một phần là do các đồng minh phương Tây của Kiev không thể quyết định hỗ trợ quân sự cho Kiev.

Trong khi đó, trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky nói rằng nước này không cần quân đội Pháp.

Trả lời phỏng vấn với BFMTV, Tổng thống Ukriane nhắc lại rằng Kiev không phải là thành viên của NATO. Ông thừa nhận Kiev đang gặp khó khăn, đặc biệt là do thiếu đạn pháo. Tuy nhiên, Ukraine hiện chưa cần đến quân đội nước ngoài. Ông Volodymir Zelensky cho biết: “Chừng nào Ukraine còn cầm cự được, quân đội Pháp có thể vẫn ở trên lãnh thổ Pháp”.

Cuối tháng 2/2024, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thừa nhận các nước EU có thể gửi quân tới giúp Ukraine. Dù các quốc gia phương Tây chưa thể đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng không thể loại trừ kịch bản này.

Cùng với đó, Ukraine cũng đang triển khai xây dựng 3 tuyến phòng thủ dài 2000 km. Chia sẻ trên kênh Telegram cá nhân, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky cho biết: “Một chủ đề quan trọng là công sự. Báo cáo của Thủ tướng Denis Shmygal về tiến độ xây dựng các tuyến phòng thủ mới. Ba tuyến phòng thủ dài 2.000km là công trình quy mô lớn”.

Đồng thời, nhà lãnh đạo Ukraine đánh giá tốc độ xây dựng công sự là tốt và kỳ vọng việc hoàn thành kịp thời các tuyến phòng thủ. Trước đó, Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal cho biết, kể từ đầu năm 2024, Kiev đã phân bổ hơn nửa tỷ USD cho việc xây dựng các tuyến phòng thủ. Chúng được trích từ quỹ dự trữ ngân sách nhà nước.

Liên quan tới vụ lộ thông tin tình báo của Quân đội Đức, Thanh tra Lực lượng Không quân Đức Ingo Gerhartz đã công bố thông tin điều tra về cuộc đối thoại giữa các sĩ quan Đức về kế hoạch tấn công cầu Crimea.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/3/2024: Ukraine sẽ tập trung phản công trong cuối năm 2024?
AFU chưa muốn sự hiện diện của lực lượng quân sự nước ngoài tại Ukraine. Ảnh: Getty

Kênh truyền hình N-TV của Đức thông tin: Trong một cuộc trò chuyện bị rò rỉ giữa các sĩ quan Bundeswehr về tên lửa hành trình Taurus, người tham gia thứ hai đã quay nhầm số. Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Boris Pistorius đã xác nhận điều này vào ngày 11/3 sau cuộc họp đặc biệt của Ủy ban Quốc phòng Bundestag.

Không giống như những người tham gia khác, không phát hiện thấy rò rỉ dữ liệu nào trong cuộc gọi từ Thanh tra Gerharts.

Trước đó, tờ Bild đưa tin cho biết, người đứng đầu bộ phận tác chiến và diễn tập của Bộ tư lệnh Bundeswehr, Frank Graefe, lúc đó đang ở Singapore, là người chịu trách nhiệm chính dẫn tới vụ rò rỉ thông tin.

Kim Ngân

Theo: Báo Công Thương