Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung: Mục tiêu trở thành trường đại học theo mô hình doanh nghiệp 4 trường đại học của ngành Công Thương trong top 50 của VNUR |
Trường Đại học Sao Đỏ vừa phối hợp với Câu lạc bộ các Trường Đại học, Cao đẳng thuộc Bộ Công Thương tổ chức tọa đàm “Phát triển mô hình doanh nghiệp, mô hình đào tạo trung học phổ thông tại các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công Thương”.
Tọa đàm là dịp để các nhà trường thuộc Bộ Công Thương thảo luận chia sẻ những kinh nghiệm thành công, giúp các trường có thêm cơ sở nghiên cứu, học tập, vận dụng, đề xuất xây dựng đề án mô hình doanh nghiệp, đào tạo trung học phổ thông trong nhà trường. Qua đó phát huy tốt các tiềm lực sẵn có của nhà trường, liên kết với các trường thành viên để cùng nhân rộng mô hình và thực hiện có hiệu quả.
Tại tọa đàm, Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ - Nhà giáo nhân dân, TS. Đinh Văn Nhượng cho biết, mô hình doanh nghiệp, trong trường đại học và cao đẳng hiện nay là mô hình mới, đang được các trường đại học, cao đẳng trên cả nước nghiên cứu và áp dụng. Mô hình này giúp sinh viên nâng cao kỹ năng, năng lực thực hành tại nhà trường, đồng thời giải quyết mối quan hệ cung – cầu về nguồn nhân lực thực tế giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Theo Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ, phát triển mô hình doanh nghiệp trong nhà trường là nơi thực nghiệm các sản phẩm khoa học, để chuyển giao công nghệ, là nơi khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh và nguồn lực cơ sở vật chất hiện có của các cơ sở đào tạo. Mô hình này hoạt động tốt sẽ tạo nhiều giá trị gia tăng cho Nhà trường, giảm chi phí trong đào tạo, đem lại lợi ích chung cho xã hội. “Vì vậy, triển khai mô hình doanh nghiệp trong trường Đại học, Cao đẳng là mô hình thích hợp, là nhu cầu tất yếu, cấp thiết hiện nay màcác cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng cần hướng tới”- ông Đinh Văn Nhượng nhấn mạnh.
TS.Nguyễn Thành Vinh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Dệt, May chia sẻ về quá trình hoạt động của Trung tâm sản xuất dịch vụ trong nhà trường |
Đối với mô hình đào tạo trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục là mô hình được một số trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công Thương đã thực hiện có hiệu quả. Ngoài việc tập trung đào tạo phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân, phát triển và bồi dưỡng năng khiếu, chú trọng giáo dục lý tưởng truyền thống, đạo đức và các kỹ năng ngoại ngữ, tin học thì mô hình này còn chú trọng định hướng nghề nghiệp cho học sinh, vận dụng các kỹ năng thực hành, áp dụng sáng tạo các kiến thức vào thực tiễn, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
Thời gian tới, mô hình đào tạo trung học phổ thông cần được nhân rộng đối với các cơ sở giáo dục nằm trên địa bàn có nhiều học sinh thiếu may mắn khi đã tốt nghiệp trung học cơ sở không được theo học tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn. Theo đánh giá, mô hình này được thành lập sẽ tạo cơ hội cho những học sinh có nhiều cơ hội để học tập cao hơn, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục khai thác hết tiềm năng về đội ngũ cán bộ viên chức giảng viên, cơ sở vật chất… và nguồn đầu vào sẵn có tại địa phương tạo nên uy tín và vị thế của nhà trường trong xã hội.
Tại buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Thành Vinh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Dệt, May chia sẻ một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động của Trung tâm Sản xuất dịch vụ trong Nhà trường, những thuận lợi, khó khăn và kết quả đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển Trung tâm đến ngày hôm nay. Còn TS Nguyễn Văn Khả - Giám đốc Trung tâm Giáo dục Phổ thông, Trường Đại học Công nghiệp, TP. Hồ Chí Minh chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình đào tạo trung học phổ thông tại trường như những cách làm hay trong công tác tuyển sinh, những điểm mới trong công tác đào tạo cho học sinh trung học phổ thông và những giá trị đạt được khi triển khai mô hình này tại Trường Đại học Công nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
PGS.TS Phạm Văn Bổng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đóng góp ý kiến thảo luận tại buổi tọa đàm |
Nhiều kiến nghị từ đại diện các nhà trường mong muốn thời gian tới có thể nhân rộng mô hình doanh nghiệp, mô hình đào tạo trung học phổ thông; đồng thời thực hiện liên kết giữa các trường để phát huy tiềm lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cán bộ giảng viên và sinh viên, cùng nhau thực hiện mô hình doanh nghiệp và mô hình đào tạo trung học phổ thông tại cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng đạt hiệu quả cao hơn.
PGS.TS Lê Xuân Hoàn – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh, chủ nhiệm các Trường Đại học, Cao đẳng thuộc Bộ Công Thương kiến nghị, lãnh đạo các trường thành viên có mô hình doanh nghiệp và mô hình đào tạo trung học phổ thông trong nhà trường với vai trò tham mưu cần tiếp tục có những đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm lĩnh vực hoạt động của trường mình để cùng các trường thành viên thực hiện, nhân rộng mô hình đạt hiệu quả, góp phần xây dựng và phát triển các trường thuộc Bộ Công Thương ngày càng vững mạnh.
Bảo Thoa
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|