Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau dài 124km sẽ mở rộng lên 6 làn xe

(Banker.vn) Đến 2030, tầm nhìn 2050, nhiều tuyến cao tốc quan trọng sẽ được mở rộng quy mô. Trong đó, cao tốc Cần Thơ – Cà Mau sẽ được nâng lên 6 làn xe.

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau nằm trong số những tuyến cao tốc trọng điểm được mở rộng trong thời gian tới. Nội dung này nằm trong Quyết định điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Theo quyết định mới, bốn tuyến cao tốc được điều chỉnh gồm cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Pháp Vân - Phú Thứ, cao tốc Bến Lức - Trung Lương, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long. Đây là những tuyến đường có lưu lượng phương tiện lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các vùng kinh tế.

Trong quy hoạch mới, cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Pháp Vân - Phú Thứ có tổng chiều dài 50 km sẽ được mở rộng lên 12 làn xe tại đoạn Pháp Vân - Vành đai 4, trong khi đoạn Vành đai 4 - Phú Thứ sẽ tăng lên 10 làn xe. Đây là tuyến cao tốc có lưu lượng xe lớn nhất khu vực phía Bắc, giữ vai trò là cửa ngõ phía Nam của Hà Nội và kết nối với các tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 5, cũng như các trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam.

Trong tương lai, Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, với tổng chiều dài 124 km, được nâng cấp từ 4 làn xe lên 6 làn xe nhằm đảm bảo khả năng vận hành cho lưu lượng phương tiện ngày càng tăng tại Đồng bằng sông Cửu Long
Trong tương lai, Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, với tổng chiều dài 124 km, được nâng cấp từ 4 làn xe lên 6 làn xe nhằm đảm bảo khả năng vận hành cho lưu lượng phương tiện ngày càng tăng tại Đồng bằng sông Cửu Long

Cao tốc Bến Lức - Trung Lương, tuyến đường kết nối vùng Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, cũng được điều chỉnh mở rộng. Cụ thể, đoạn Bến Lức - Vành đai 4 sẽ tăng từ 6 làn xe lên 12 làn xe, còn đoạn Vành đai 4 - Trung Lương mở rộng từ 6 làn xe lên 10 làn xe. Đây là cửa ngõ phía Nam của TP.HCM, có nhu cầu vận tải lớn, kết nối với Vành đai 3, Vành đai 4 và phục vụ tuyến giao thông huyết mạch giữa hai vùng kinh tế trọng điểm.

Trong khi đó, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, với tổng chiều dài 124 km, được nâng cấp từ 4 làn xe lên 6 làn xe nhằm đảm bảo khả năng vận hành cho lưu lượng phương tiện ngày càng tăng tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là tuyến kết nối theo hướng Bắc - Nam quan trọng của khu vực, giúp giảm tải cho tuyến Quốc lộ 1A và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

Bên cạnh đó, cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, tuyến kết nối quan trọng giữa các tỉnh phía Bắc với Hà Nội, Bắc Ninh và Quảng Ninh, cũng sẽ được mở rộng từ 4 làn xe lên 6 làn xe. Việc nâng cấp tuyến đường này phù hợp với định hướng phát triển hành lang kinh tế Hà Nội - Quảng Ninh, tăng cường khả năng kết nối giữa thủ đô với các khu vực công nghiệp, cảng biển và du lịch.

Theo Bộ GTVT, việc điều chỉnh quy mô các tuyến cao tốc dựa trên định hướng phát triển không gian, hành lang kinh tế quốc gia và nhu cầu vận tải thực tế. Việc mở rộng hạ tầng giao thông nhằm tối ưu hóa lợi thế của từng vùng kinh tế - xã hội, tập trung phát triển hai cực tăng trưởng là Hà Nội và TP.HCM, đồng thời hỗ trợ hành lang kinh tế Bắc - Nam.

Đây cũng là một phần trong chiến lược phát triển tổng thể được Quốc hội thông qua, nhằm nâng cao khả năng kết nối giữa các vùng, giảm áp lực giao thông và hỗ trợ các hoạt động logistics.

Gần 40.000 tỷ đồng rót vào tuyến cao tốc trọng điểm phía Nam, mở rộng gấp đôi làn đường, tạo bước ngoặt cho vùng ĐBSCL

Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận với tổng vốn 39.800 tỷ đồng sẽ giúp giảm ùn tắc, tăng ...

CII muốn tham gia mở rộng cao tốc gần 40.000 tỷ đồng với tỷ lệ góp vốn chiếm quá nửa

Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) đề xuất tham gia dự án mở rộng cao tốc TP. HCM - ...

Kiều Linh

Kiều Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục