Chiều 7/1/2022, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về Dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình thêm khi Quốc hội thảo luận về một số chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi kinh tế - xã hội.
Với ý kiến cho rằng có nên tăng thuế giao dịch bất động sản, chứng khoán và mặt hàng hạn chế tiêu dùng, Bộ trưởng cho hay, hiện Việt Nam đang đánh thuế chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp là 20%, với doanh nghiệp nước ngoài là 0,1% trên doanh thu bán; với bất động sản thì thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, thuế thu nhập cá nhân là 2% trên mỗi lần mua, bán.
Theo Bộ trưởng, hiện thị trường chứng khoán đang rất tốt và là kênh thu hút vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Cụ thể, năm 2021, quy mô vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 7,77 triệu tỷ đồng, tương đương 92,5% GDP của năm 2021. Do vậy nên giữ nguyên mức thuế giao dịch chứng khoán.
"Nếu có siết thì siết phát hành trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản thế chấp. Với chuyển nhượng bất động sản cá nhân yêu cầu nộp thuế theo đúng giá bán thực tế", Bộ trưởng Phớc nói.
Theo Bộ trưởng, năm 2022, dự kiến số thuế giảm khoảng 64 nghìn tỷ đồng, gấp 3 lần năm 2021 và chi ngân sách cũng lớn nhất từ trước đến nay.
Về ý kiến đại biểu quốc hội cho rằng việc giảm 2% thuế VAT là nhỏ, cần giảm đến 5%, ông Phớc cho hay, năm 2022 sẽ áp dụng giảm 2% đối với mặt hàng có thuế suất là 10% trừ một số ngành viễn thông, tài chính, bảo hiểm ngân hàng, bất động sản.
Bộ trưởng nhấn mạnh: "Mức giảm thuế 2% sẽ giúp giảm 49,4 nghìn tỷ đồng. Nếu mức giảm thuế lớn hơn sẽ gây áp lực, mất cân đối ngân sách".
Tân An
Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|