Khác với Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, trong đó quy định Chính phủ thành lập ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước và giao Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) quy định ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập, còn nội dung hoạt động của ngân hàng chính sách do Chính phủ quy định.
Cùng với sự thay đổi về thẩm quyền thành lập và quy định nội dung hoạt động của ngân hàng chính sách như trên, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng quy định nhiều nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách như: chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước, vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức quản lý, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc của ngân hàng chính sách và một số vấn đề khác (bảo đảm hoạt động, kiểm soát nội bộ, kiểm toán, báo cáo của ngân hàng chính sách, xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, cơ chế tài chính, tổ chức lại, giải thể, kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng chính sách).
Được biết, trước đó, tại Phiên họp thứ 23 (tháng 5/2023), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu nghiên cứu bổ sung một chương riêng về ngân hàng chính sách theo hướng luật hóa các quy định đã được áp dụng ổn định, đã được kiểm nghiệm thực tiễn tại các Nghị định có liên quan của Chính phủ nhằm xác định địa vị pháp lý của các ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam) bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại, phát triển các ngân hàng này.
Nguyễn Cảnh Hiệp
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|