“Big 4” ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động

(Banker.vn) Việc giảm lãi suất huy động của nhóm “Big 4’ ngân hàng nhằm hưởng ứng chủ trương giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là nhà điều hành đã quyết định giảm từ 0,5% đến 1% đối với hàng loạt lãi suất điều hành.

Cho vay SME còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Theo cập nhật mới nhất, trên biểu lãi suất huy động của Vietcombank, lãi suất huy động tại quầy kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng ở mức 4,9%/năm; 3 tháng là 5,4%/năm; 6 tháng và 9 tháng là 5,8%/năm. Từ kỳ hạn 12 tháng trở lên, lãi suất ở mức 7,2%/năm. Với hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến, kỳ hạn dưới 6 tháng ở mức 6%/năm, kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng là 6,5%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 7,4%/năm, 24 tháng 7,2%/năm.

VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank đã điều chỉnh lãi suất huy động 12 tháng về mức khá thấp. đã điều chỉnh lãi suất huy động 12 tháng về mức khá thấp.
VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank đã điều chỉnh lãi suất huy động 12 tháng về mức khá thấp. đã điều chỉnh lãi suất huy động 12 tháng về mức khá thấp.

Hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, Agribank áp dụng lãi suất 4,9%/năm cho kỳ hạn 1 và 2 tháng; 5,4%/năm cho kỳ hạn 3, 4 và 5 tháng; 5,8%/năm cho kỳ hạn từ 6 - 11 tháng; 7,2%/năm cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Tại VietinBank, tiền gửi tại quầy có lãi suất cao nhất là 7,2%/năm áp dụng cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Kỳ hạn dưới 6 tháng dao động từ 4,9 - 5,4%/năm; từ 6 tháng đến dưới 12 tháng ở mức 5,8%/năm

BIDV huy động tiền gửi tại quầy với mức lãi suất 4,9%/năm cho kỳ hạn 1 và 2 tháng; 5,4%/năm cho kỳ hạn 3 và 5 tháng; 5,8%/năm kỳ hạn 6 tháng; 5,9%/năm kỳ hạn 9 tháng; 7,2%/năm cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Tuy nhiên, lãi suất trên kênh tiền gửi trực tuyến của BIDV là 6% cho kỳ hạn dưới 6 tháng; 7,2%/năm áp dụng kỳ hạn từ 6 tháng đến 11 tháng; 7,7%/năm cho kỳ hạn 12 và 13 tháng, 7,4%/năm cho kỳ hạn từ 15 tháng trở lên. Ghi nhận vào đầu tháng 1/2023, lãi suất cao nhất trên kênh tiền gửi trực tuyến của BIDV lên đến 8,2%/năm.

Trong tuần trước, 4 ngân hàng này cũng đã đồng loạt giảm 0,1 - 0,2%/năm ở kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng từ 6% xuống còn 5,8 – 5,9%/năm so với cuối tháng 2/2023; kỳ hạn từ trên 12 tháng đến trên 36 tháng cũng được giảm từ 7,4% xuống còn 7,2%. Riêng kỳ hạn 12 tháng cả 4 ngân hàng này đều giữ nguyên ở mức 7,4%.

Việc giảm lãi suất huy động của nhóm “Big 4’ ngân hàng nhằm hưởng ứng chủ trương giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đặc biệt là từ ngày 15/3, nhà điều hành đã quyết định giảm từ 0,5% đến 1% đối với hàng loạt lãi suất điều hành.

Cụ thể, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,5%/năm xuống 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng giảm từ 7%/năm xuống 6%/năm.

Bên cạnh đó lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 5,5%/năm xuống 5%/năm. Các lĩnh vực ưu tiên gồm có xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vĩ mô với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,5%/năm xuống 6%/năm.

Một số loại giữ nguyên gồm lãi suất tái cấp vốn giữ nguyên ở mức 6%/năm, trần lãi suất huy động tối đa giữ nguyên 6%/năm. Trước đó, 23/9/2022, trần lãi suất huy động tăng từ 4%/năm lên 5%/năm. Đến hơn một tháng sau, ngày 25/10/2022, trần lãi suất huy động từ 5%/năm lên 6%/năm.

NHNN cho biết, bám sát nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, người dân để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, thời gian qua, triển vọng kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định, lạm phát nhiều nước tiếp tục duy trì ở mức cao; tăng trưởng kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô tăng thấp hơn cùng kỳ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đó lạm phát trong nước được kiểm soát, đồng thời tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) cũng đã nỗ lực tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất huy động.

Do đó để tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, NHNN quyết định điều chỉnh các mức lãi suất nêu trên.

Người nhà lãnh đạo LienVietPostBank liên tục bán ra lượng lớn cổ phiếu LPB

Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – HOSE: LPB), ông Nguyễn Đức Ứng, anh rể của bà Nguyễn Thị ...

TS. Nguyễn Hữu Huân: Hai ngân hàng Mỹ sụp đổ có thể là dấu hiệu của cuộc khủng hoảng tài chính mới

TS. Nguyễn Hữu Huân cho rằng, sau cuộc đại khủng hoảng 2008 - 2009, các quy định về ngân hàng trên thế giới không thay ...

Cho vay SME còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Hiện còn nhiều doanh nghiệp phản ánh khó tiếp cận vốn ngân hàng và việc cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) ...

Thu Thủy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục