Theo đó, Ngân hàng đưa ra giá khởi điểm là 169,121 tỷ đồng, được biết mức giá khởi điểm đưa ra không bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu/sử dụng tài sản, thuế TNDN, lệ phí trước bạ, phí công chứng, phí đăng ký và các chi phí khác khi thực hiện mua tài sản, các chi phí này do người trúng đấu giá hoặc chủ tài sản chịu theo thỏa thuận các bên.
Nguồn: BIDV |
Tài sản đảm bảo của khoản nợ là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tọa lạc tại Thửa đất số 485, tờ bản đồ số 5, Lô A6, A7, Khu công nghiệp An Hiệp, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Tổng diện tích toàn khu đất là 29.644,5 m2, công trình trên đất gồm nhà xưởng chế biến (12.515 m2) và các công trình phụ trợ khác (7.145 m2), thuê đất trả tiền một lần của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN thời hạn sử dụng đất đến 19/11/2063. Tài sản có hồ sơ pháp lý đầy đủ hợp pháp và không có tranh chấp.
Ngoài ra còn có Hệ thống máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất tại nhà máy chế biến thủy sản được đầu tư vào năm 2015. Hồ sơ pháp lý của tài sản đầy đủ, hợp pháp và không có tranh chấp.
Được biết, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Hùng Vương Bến Tre là công ty con của Công ty CP Hùng Vương (HOSE: HVG) – doanh nghiệp từng dẫn đầu trong ngành xuất khẩu cá tra với doanh thu có lúc đạt kỷ lục 18.000 tỷ đồng năm 2016, từng được mệnh danh là "vua cá tra” với slogan: "Nghĩ đến cá, hãy ăn cá tra!”
Hùng Vương tiền thân là Công ty TNHH Hùng Vương, thành lập năm 2003, hoạt động tại Khu công nghiệp Mỹ Tho, Tiền Giang. Từ vốn điều lệ ban đầu chỉ vỏn vẹn 32 tỷ đồng, HVG đã nhanh chóng mở rộng quy mô, đến năm 2007 công ty chính thức chuyển đổi mô hình sang Công ty CP với vốn điều lệ 420 tỷ đồng – tức tăng gấp 13 lần chỉ sau 4 năm hoạt động.
2 năm sau đó, Công ty đưa cổ phiếu niêm yết tại HOSE, vốn điều lệ khi đó tiếp tục tăng mạnh lên 600 tỷ đồng. Theo sóng thị trường, HVG trở thành “ngôi sao” với thị giá đỉnh cao hơn 20.000 đồng/cp, “ăn đứt” Vĩnh Hoàn.
Tuy nhiên, do thị trường không thuận lợi, lãi vay bào mòn lợi nhuận đã dần đẩy Hùng Vương vào cảnh thua lỗ. Điều đáng nói, doanh thu tăng trong khi hiệu suất HVG giai đoạn này rất thấp. Khi áp lực nợ vay cao “ăn mòn” lợi nhuận, thêm những mảng ngoài ngành (nuôi heo, làm bóng đá…) chưa thể có nguồn thu.
Năm 2016, HVG đã báo lỗ 49 tỷ đồng, trước khi bước vào thời kỳ sa sút không điểm dừng do chu kỳ thị trường đi vào vùng trũng. Trong đó, dư nợ HVG tăng mạnh giai đoạn 2013-2016, chủ yếu là vay ngân hàng ngắn hạn (chiếm ~70% tổng nợ). Tương ứng, mỗi năm chi phí lãi vay HVG phải trả lên đến 500-600 tỷ đồng, “ngốn” hơn nửa lợi nhuận gộp thu về.
Cổ phiếu HVG của Công ty CP Thuỷ sản Hùng Vương đã bị điều chỉnh từ trạng thái bị hạn chế giao dịch sang trạng thái bị đình chỉ giao dịch, hiệu lực từ ngày 28/2/2023.
BIDV phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu để tăng vốn Ngày 9/8, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV, HOSE: BID) vừa công bố kết quả chào bán trái phiếu. |
Nợ xấu tăng mạnh, 4 "ông lớn" ngân hàng rao bán nhiều khoản nợ "khủng" Nợ xấu tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023, Agribank, VietinBank, Vietcombank và BIDV rao bán nhiều khoản nợ, tài sản thế chấp có ... |
Vượt mặt nhóm Big4, MB Bank trở thành nhà băng có vốn điều lệ cao thứ 2 toàn hệ thống Mới đây, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - HOSE: MBB) đã hoàn tất việc sửa đổi nội dung vốn điều lệ trong giấy phép ... |
Hoàng Quân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|