BIDV được nới room tín dụng lên 14%

(Banker.vn) Sáng nay (25/7) tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp”, do Thời báo Ngân hàng tổ chức dưới sự chỉ trì của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Tại Hội thảo đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) cho biết, đầu tháng 7/2023, BIDV đã được NHNN chấp thuận điều chỉnh tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tối đa lên 14% năm 2023 và ngay lập tức BIDV đã phân bổ giới hạn tín dụng và truyền thông cho toàn bộ các Chi nhánh trong hệ thống nhằm đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.

BIDV được nới room tín dụng lên 14%
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID). Ảnh: Internet

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt 7%, hoàn thành 50% định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 được NHNN phân giao, cao hơn tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng là 4,73%.

Trong đó, tín dụng doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng 7,3%, tương ứng với tăng tuyệt đối 60.000 tỷ đồng. Dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 40% tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp cũng đạt mức tăng trưởng 7,2%.

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, BIDV đã 4 lần điều chỉnh giảm sàn lãi suất cho vay với mức giảm từ 1,1-1,3%/năm. Đồng thời, chủ động thiết kế và ban hành nhiều gói tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn với lãi suất ưu đãi từ 0,5-2%/năm với quy mô lên tới 253.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các khách hàng phục hồi, duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh.

Về kết quả kinh doanh của BIDV, BIDV ghi nhận tổng tài sản đạt hơn 2,1 triệu tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng 4,9%, tiền gửi khách hàng tăng 1,6%.

Theo báo cáo, thu nhập lãi thuần đạt gần 14.000 tỷ đồng, tăng 8,6%; lãi thuần từ dịch vụ đạt 1.517 tỷ đồng, tăng 19%; Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 672 tỷ đồng, tăng 15%; Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư đạt 65,5 tỷ đồng thay vì lỗ 3,5 tỷ đồng năm ngoái. Duy nhất, lãi thuần từ hoạt động khác suy giảm, chỉ đạt 976 tỷ đồng (giảm 33%).

Nhờ chi phí được kiểm soát khá tốt (tăng 11,7%) và trích lập dự phòng rủi ro giảm, lợi nhuận BIDV nối đà tăng trưởng ấn tượng.

Trong quý I/2023, ngân hàng BIDV chỉ phải trích lập dự phòng rủi ro 5.527 tỷ đồng, giảm 25,2% (giảm hơn 1.800 tỷ đồng) so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng đạt tới gần 6.920 tỷ đồng, tăng 53,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 5.560 tỷ đồng, tăng 52,8%. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng mẹ là 5.307, tăng 58%.

Với kết quả này, BIDV đang vươn lên vị trí thứ hai về bảng xếp hạng lợi nhuận toàn hệ thống và chỉ đứng sau Vietcombank.

Mặc dù lợi nhuận quý I tăng mạnh song BIDV chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay tăng 10-15%. Ngân hàng cũng dự kiến dành nguồn lực lớn trích lập dự phòng rủi ro cho nợ xấu.

Kết thúc quý I/2023, nợ xấu tất cả các nhóm của BIDV đều tăng, riêng nợ nhóm 3 và nhóm 4 tăng gấp đôi. Nợ xấu tuyệt đối tăng 40% lên mức 24.729; tỷ lệ nợ xấu cũng tăng lên 1,5% từ mức 1,15% cuối năm ngoái. Đồng thời, nợ cần chú ý (nhóm 2) cũng tăng khá mạnh.

BIDV giảm mạnh lãi suất tiền gửi 12 tháng về về 6,3%/năm

Theo biểu lãi suất mới nhất được BIDV niêm yết, ngân hàng này đã giảm 0,5 - 0,7 điểm % lãi suất huy động các ...

BIDV rao bán loạt bất động sản để thu hồi nợ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) đang thông báo bán đấu giá loạt bất động sản bao gồm ...

6 tháng đầu năm, Chứng khoán BIDV (BSC) đạt lợi nhuận gấp gần 3 lần cùng kỳ

Công ty CP Chứng khoán BIDV (BSC, mã BSI) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2023 với một số kết quả khả quan, ...

Đan Chi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục