Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra tiến độ thi công các công trình trọng điểm

(Banker.vn) Ngày 9/8/2023, đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa đã trực tiếp đi kiểm tra tiến độ thi công một số công trình giao thông, thủy lợi trọng điểm và chỉ đạo tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hơn 7 triệu cổ phiếu AAT mới của Tiên Sơn Thanh Hóa "tràn vào" thị trường chứng khoán

Thanh Hóa: Công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số trong tỉnh

TH Group mang hơn 2.200 tỷ đồng về Thanh Hóa đầu tư 4 dự án lớn

Cụ thể, các dự án gồm: Đường bộ ven biển đoạn từ huyện Nga Sơn đến huyện Hoằng Hóa; Đường từ Khu Công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển thuộc địa bàn huyện Nga Sơn; Tiểu dự án hệ thống thủy lợi sông Lèn, thuộc dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn và sông Hoàng Mai nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặn, cải tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu, gọi tắt là DA KEXIM 1, thuộc địa bàn các huyện Hậu Lộc và Nga Sơn; Dự án đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 từ xã Hoằng Kim (Hoằng Hóa) đến xã Thiệu Long (Thiệu Hóa); Đường giao thông đoạn tránh Ngã Ba Chè, từ xã Thiệu Trung đến thị trấn Thiệu Hóa; Đường giao thông Nam sông Chu, đoạn từ xã Thiệu Vận đi xã Minh Tâm và DA đường giao thông từ Quốc lộ 45 đi trung tâm hành chính mới huyện Thiệu Hóa; Đường nối Quốc lộ 217 với Quốc lộ 45 và Quốc lộ 47.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra tiến độ thi công các công trình trọng điểm
Đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra tiến độ thi công các công trình giao thông, thủy lợi trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn từ huyện Nga Sơn đến huyện Hoằng Hóa có tổng chiều dài hơn 23,7km, tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng, trong đó phần xây lắp gồm 2 gói thầu số 5 và số 6 với tổng giá trị hơn 1.500 tỷ đồng. Đến nay, tổng giá trị xây lắp đạt khoảng 686 tỷ đồng, bằng 44,7% giá trị hợp đồng; các hạng mục cầu đều đạt và vượt tiến độ so với kế hoạch.

Dự án đường từ Khu Công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển thuộc địa bàn huyện Nga Sơn có chiều dài hơn 18,8km, trong đó có hơn 2,3km trùng với tuyến đường bộ ven biển, còn khoảng 16,5km xây mới, với tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng, trong đó giá trị xây lắp hơn 564 tỷ đồng, giá trị thực hiện ước đạt gần 154 tỷ đồng, chậm tiến độ 26% so với hợp đồng.

Việc chậm GPMB cũng đang khó khăn, vướng mắc lớn nhất trong quá trình thi công tiểu dự án hệ thống thủy lợi sông Lèn, thuộc dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn và sông Hoàng Mai nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặn, cải tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu, gọi tắt là DA KEXIM 1, thuộc địa bàn các huyện Hậu Lộc và Nga Sơn.

Nhìn chung, các dự án hiện nay đều gặp phải khó khăn về nguồn cung vật liệu san lấp, và công tác GPMB. Tại buổi kiểm tra tiến độ triển khai các DA, lãnh đạo các ngành, địa phương, chủ đầu tư và nhà thầu cũng đề xuất với tỉnh tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc về nguồn cung vật liệu san lấp và nguồn vốn phục vụ GPMB, đồng thời cam kết cụ thể về thời gian, tiến độ GPMB cũng như tiến độ thi công xây lắp.

Tại buổi làm việc với các chủ đầu tư và các nhà thầu thi công dự án, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đã hoan nghênh các ngành, địa phương, chủ đầu tư và các nhà thầu đã có nhiều cố gắng triển khai thực hiện các dự án đạt được những kết quả bước đầu, trong đó có một số hạng mục đạt và vượt tiến độ so với kế hoạch.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu đó vẫn còn một số vướng mắc tại các địa phương nhất là công tác GPMB và nguồn vật liệu san lấp. Để đảm bảo các dự án được triển khai đúng tiến độ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, đơn vị liên quan khẩn trương tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu đất, cát phục vụ san lấp; rà soát, đánh giá trữ lượng các mỏ, bổ sung các mỏ chưa nằm trong quy hoạch vào quy hoạch để thực hiện đấu giá hoặc giao mỏ theo quy định của pháp luật, đảm bảo nguồn cung cho các dự án. Sở Xây dựng hướng dẫn các nhà thầu lập kế hoạch, đăng ký nhu cầu sử dụng vật liệu san lấp để chủ động cung ứng.

Trước hết, các huyện cần phải tập trung cao để làm tốt công tác GPMB, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, từ đó triển khai đồng bộ các giải pháp. Liên quan đến nguồn vốn phục vụ GPMB, hiện nay các huyện đều đang gặp khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn, do tình hình thu ngân sách không được thuận lợi, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị các huyện rà soát lại các nhiệm vụ chi, sắp xếp phù hợp, ưu tiên bố trí vốn cho các DA trọng điểm. Cùng với đó, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, hướng dẫn các huyện phương án huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án.

Đối với dự án thủy lợi sông Lèn, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị huyện Nga Sơn, phải hoàn thành GPMB trước ngày 15/10/2023, huyện Hậu Lộc, chậm nhất đến ngày 10/10/2023 phải GPMB xong. Dự án đường ven biển huyện Hậu Lộc phải hoàn thành GPMB trước ngày 31/12/2023.

Riêng nguồn vốn của tiểu dự án thủy lợi sông Lèn, huyện Hậu Lộc phải phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý DA của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí đủ và giải ngân kịp thời, đáp ứng tốt yêu cầu công tác GPMB.

Theo báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công giữa kỳ trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 14/8/2023, toàn tỉnh đã phân bổ được 33.642,883 tỷ đồng trên 47.968,432 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh được cấp, đạt 70,1% kế hoạch giải ngân. Theo kế hoạch tổng vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2023 được bố trí cho 14 ngành, lĩnh vực, trong đó tập trung cao nhất là lĩnh vực giao thông chiếm 26,2%, nông nghiệp chiếm 8%.

Dự kiến đến hết năm 2023, Thanh Hóa sẽ hoàn thành khoảng 200 dự án đưa vào sử dụng, góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đưa tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2023 ước đạt 416,6 nghìn tỷ đồng.

Việc đầu tư hạ tầng, nhất là các tuyến đường huyết mạch đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của Thanh Hóa, đưa tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2023 ước đạt 9,93%, lọt vào nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước.

Tính đến nay, quy mô GRDP năm 2023 của Thanh Hóa ước đạt 282.735 tỷ đồng; gấp 1,5 lần năm 2020, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 3.160 USD/người, gấp 1,42 lần năm 2020.

Thanh Hóa đứng đầu Bắc Trung Bộ về số doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm

Nhờ thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, xúc tiến đầu tư nên 6 tháng đầu năm 2023 Thanh Hóa đã thành lập ...

Thanh Hóa hướng tới trung thực, khách quan, công bằng trong hoạt động đấu thầu

Nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đấu thầu và tuân thủ quy định của pháp luật, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ...

Thanh Hóa: Công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số trong tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 2148/QĐ-UBND công bố kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi ...

Kiều Vượng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán