Bị coi là rau dại nhưng tầm bóp có “mối liên hệ” đặc biệt với bệnh ung thư và tiểu đường

(Banker.vn) Tuy mọc dại ở khắp nơi, nhưng theo các nhà khoa học, tầm bóp có tác dụng làm mát gan, thanh lọc cơ thể và bổ sung dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe.
Một loại rau xanh tưởng nhạt nhẽo nhưng có tác dụng giảm huyết áp và tăng sức khỏe tim mạch Loại rau trồng nhiều trong vườn có thể chữa bệnh, giúp giải độc và lưu thông máu Loại rau mọc dại nhưng được ví như “thần dược” cực kỳ tốt cho sức khỏe

Tầm bóp là cây mọc dại có tên khoa học là Physalis angulata, có nơi gọi là cây bôm bốp, thù lù cạnh hay cây lồng đèn.
Ở nước ta, tầm bóp mọc dại ở khắp nơi, người dân thường thu hoạch lá cây tầm bóp để nấu ăn. Lá loại cây này này ngăm ngăm đắng nhưng có hậu vị ngọt, hay dùng để nấu canh, xào hoặc nhúng lẩu. Mặt khác, quả của cây tầm bóp ăn lúc chín hơi chua chua, thanh mát, thường được dùng đem phơi khô làm dược liệu.

Cây tầm bóp mọc dại khắp nơi nhưng lại có thể phòng ngừa ung thư và tiểu đường
Cây tầm bóp mọc dại nhưng lại có thể phòng ngừa bệnh ung thư, chữa trị bệnh tiểu đường.

Cây tầm bóp là bài thuốc dân gian, có tác dụng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc. Bởi bản chất trong cây chứa nhiều vitamin C, axit phenolic, phytosterol, các nhà khoa học tin rằng cây tầm bóp rất giàu có khả năng làm giảm cholesterol trong máu và bảo vệ hệ tim mạch. Bên cạnh đó, ăn quả và lá cây tầm bóp cũng có thể phòng các bệnh lý như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hiệu quả.

Một số lợi ích của cây tầm bóp:

Phòng ngừa bệnh ung thư: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong rau tầm bóp có chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa như flavonoid, vitamin C và beta-caroten. Những chất này có khả năng loại bỏ các gốc tự do, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Hàm lượng physalis angulata trong cây tầm bóp có vai trò quan trọng trong việc ổn định đường huyết. Đây cũng là một trong những lý do giải thích vì sao từ bao đời nay rau tầm bóp lại được sử dụng như một vị thuốc hữu hiệu điều trị bệnh tiểu đường.

Bổ mắt: Quả của cây tầm bóp rất giàu vitamin A. Đây được xem là dưỡng chất giúp võng mạc khỏe mạnh, giảm tình trạng khô mắt đồng thời bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây giảm thị lực.

Điều trị viêm nhiễm: Rau tầm bóp rất giàu vitamin C nên có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm nhiễm rất tốt. Tại một vài quốc gia, rau tầm bóp còn được ứng dụng trong điều trị bệnh viêm da, viêm ruột, sốt rét nhờ tận dụng khả năng kháng viêm của loại rau này.

Tuy vậy, các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân không nên ăn cây tầm bóp nếu chưa tam khảo ý kiến từ bác sĩ, đặc biệt là với phụ nữ rong thời kỳ mang thai và cho con bú. Người dân cũng nên hạn chế ăn cây tầm quá nhiều và quá thường xuyên. Khi ăn, nếu người dân thấy cơ thể xuất hiện tình trạng buồn nôn, mẩn ngứa, tức ngực thì cần dừng ngay và đi khám bác sĩ.

Đặc biệt, người dân cần quan sát thật kỹ rau tầm bóp trước khi hái, tránh hái nhầm phải cây lu lu đực - loại cây dại có chứa độc tố solanin ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Cụ thể, cây tầm bóp cao từ 50 - 90 cm, có nhiều cành nhánh, lá cây mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không. Quả của cây có hình tròn nhỏ, khi bóp sẽ phát ra tiếng nổ nhỏ.

Ngược lại, cây lu lu đực cao 30 - 100 cm, có thân phân cành, lá nguyên, hình trái xoan nhọn, thuôn dần thành cuống; phiến hơi phân thùy hay có góc. Quả cây nang tròn, lúc còn non có màu lục, khi chín hẳn có màu đen, chứa nhiều hạt dẹp. Vì lượng chất độc trong cây lu đực là rất nhỏ, nên người dân vẫn có thể phân hủy các chất độc bằng cách luộc qua nước sôi trước khi sử dụng.

Phú Quý

Theo: Báo Công Thương