Bất ngờ với động thái “mạnh tay gom hàng” của quỹ ngoại đến từ Đài Loan

(Banker.vn) Kể từ đầu năm, quỹ ngoại này đã mua ròng hơn 1,68 tỷ Tân Đài tệ (1.300 tỷ đồng) tương đương khoảng 54,9 triệu USD...

Trong tuần giao dịch từ 18-22/12, quy mô của quỹ Đài Loan tăng thêm 23 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng lượng tiền giải ngân thêm gần 264 triệu Tân Đài tệ, quy đổi gần bằng 206 tỷ đồng.

Với động thái "gom hàng" mạnh tay nhất trong nhiều tuần trở lại đây, Fubon FTSE Vietnam ETF là quỹ ngoại hiếm hoi mua ròng trong bối cảnh những tổ chức nước ngoài đẩy mạnh bán ra vào cuối năm. Tính từ đầu tháng 12, lượng chứng chỉ quỹ của ETF lớn nhất Việt Nam tăng thêm 37 triệu đơn vị, tương ứng quy mô mua ròng hơn 426 triệu Tân Đài tệ, bằng 333 tỷ đồng.

Bất ngờ với động thái “mạnh tay gom hàng” của quỹ ngoại đến từ Đài Loan
Quỹ Đài Loan Fubon FTSE Vietnam ETF.

Đáng chú ý, hoạt động của quỹ ngoại này cho thấy họ có động thái giải ngân trở lại Việt Nam từ cuối tháng 9. Tổng giá trị mua ròng kể từ đầu tháng 10 là gần 2,5 tỷ Tân Đài tệ, lượng giải ngân chưa đủ bù đắp lương rút ròng 2,72 tỷ Tân Đài tệ trong 4 tháng (tháng 6-9/2023).

Với giá trị mua ròng gần 2,2 tỷ Tân Đài tệ trong 5 tháng đầu năm, Fubon FTSE Vietnam ETF tổng giá trị giải ngân đạt 1,95 tỷ Tân Đài tệ, 1.516 tỷ đồng.

Tính hết ngày 24/12, quy mô của quỹ Fubon đang nắm hơn 2,2 tỷ chứng chỉ quỹ với giá trị tài sản ròng là hơn 25,4 tỷ Tân Đài tệ (19.800 tỷ đồng). Với quy mô này, nhà định chế tới từ Đài Loan tiếp tục là tổ chức có quy mô lớn nhất trong số các ETF đang hoạt động tại Việt Nam.

Đối lập với quỹ Fubon, ETF nội lớn nhất thị trường là DCVFMVN Diamond ETF của Dragon Capital liếp tiếp bị rút quỹ với quy mô tăng dần về cuối năm. Tính đến ngày 24/12, quy mô của quỹ là gần 16.940 tỷ đồng. Mới đây, danh mục đầu tư Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) thuộc quỹ Dragon Capital (giá trị tài sản thuần đạt 1,7 tỷ USD) đã có những thay đổi chú ý về vị trí "ngôi vương". Cụ thể, cổ phiếu HPG của Công ty CP Hòa Phát "bất ngờ" trở thành khoản đầu tư lớn nhất tại ngày 14/12 với tỷ trọng 9,14%.

Giao dịch khối ngoại chưa phát tín hiệu khả quan

Nếu tính từ đầu năm 2023, giá trị bán ròng của "cá mập" nước ngoài trên sàn HOSE xấp xỉ 25.000 tỷ đồng, vượt giá trị bán ròng trong cả năm 2020 (-15.741 tỷ đồng). Xu hướng bán ra của dòng tiền nước ngoài vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và chỉ còn cách không đầy 2.000 tỷ sẽ xoá nhòa mọi thành quả mua ròng trong cả năm 2022 liền trước.

Đà bán liên tục của nhà đầu tư ngoại khiến thị trường mất đi lực đỡ quan trọng mặc dù chỉ chiếm khoảng 10% giao dịch toàn sàn. Ngay cả trong những nhịp điều chỉnh mạnh, sức mua của nhà đầu tư ngoại thể hiện rõ lực mua yếu ớt và nhanh chóng quay trở lại bán ròng ngay khi thị trường có dấu hiệu hồi phục. Điều này khiến áp lực cho chỉ số VN-Index tăng mạnh. Chỉ số chính vì thế luôn tỏ ra hụt hơi trước những ngưỡng cản mạnh, hiện vẫn loanh quanh vùng 1.120 điểm.

Việc các cổ phiếu lọt top bán ròng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một phần quan trọng đến từ hoạt động thoái vốn của những tổ chức ngoại là cổ đông lớn/cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp như tại Eximbank với hoạt động thoái vốn từ Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) - cổ đông chiến lược từ năm 2007. Ngoài ra, các nhóm quỹ chủ động thực hiện bán ra/ chốt lời một phần lượng cổ phiếu nắm giữ, như Dragon Capital, Arisaig Partners bán ròng MWG.

Một quỹ Đài Loan "mạnh tay" giải ngân gần 55 triệu USD bất chấp khối ngoại bán ròng

Quỹ Fubon FTSE Vietnam là điểm sáng cho dòng vốn ngoại trong tuần qua khi "mạnh tay" đổ vốn với 3 phiên bán ròng liên ...

Ngóng chờ tin KRX, kịch bản nào cho VN-Index trong tuần tới?

Dòng tiền vẫn đang ngóng chờ tin tức về hệ thống KRX. Với bối cảnh hiện tại, đâu là kịch bản cho VN-Index trong tuần ...

Quỹ ngoại vốn hóa tỷ USD đưa cổ phiếu HPG trở lại Top 1 danh mục đầu tư

Mới đây, một quỹ ngoại với tổng giá trị lên tới 1,7 tỷ USD đã giải ngân vào cổ phiếu HPG của Công ty CP ...

Mộng Diệp

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán