Bài 1: Giá gạo “nóng” liệu có hiện tượng đầu cơ, găm hàng?

(Banker.vn) Khi Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo, giá gạo đã tăng đáng kể. Tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp và xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ, găm hàng.
“Đu” sóng xuất khẩu gạo tăng giá vẫn cần giữ vững chất lượng Giá lúa gạo hôm nay 29/3: Giá lúa tăng, giá gạo xuất khẩu giảm

Cuối tháng 7/2023, một số nước đưa ra thông tin về cấm xuất khẩu gạo. Trong đó, đáng chú ý có Ấn Độ - thị trường chiếm tới 40% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Đây cũng là thời điểm giá gạo thế giới và trong nước “nóng” từng ngày. Chiều ngày 13/8, phóng viên Báo Công Thương đã có mặt tại nhiều đại lý gạo ở TP. Thanh Hóa để ghi nhận thực tế, đa phần giá gạo ở các đại lý đều tăng.

Chị Lê Thị Hoa, Chủ đại lý gạo Châu Hoa, địa chỉ tại phường Đông Cương, TP. Thanh Hóa cho biết: “Lâu nay tôi lấy gạo từ miền Nam là chủ yếu, nhưng do thời gian gần đây giá gạo từ Nam ra cao nên tôi chuyển sang lấy gạo miền Bắc. Đại lý của tôi nhập và phân phối cho các của hàng khoảng 300 tấn gạo/tháng, hiện giá gạo đã tăng 25% so với trước đây, chưa bao giờ giá gạo lại tăng như hiện nay. Như gạo ST 21 có xuất xứ từ tỉnh Tiền Giang, trước đây giá chỉ 12.500 đồng/kg, nay đã tăng 15.500 đồng/kg; gạo miền Bắc cũng tăng từ 1.500 đồng đến 2.000 đồng/kg”.

Bài 1: Giá gạo “nóng” có hiện tượng đầu cơ, găm hàng?
Chị Lê Thị Hoa, chủ đại lý gạo Châu Hoa cho hay, để giữ chân các khách hàng truyền thống, thời điểm này chị phải chấp nhận không có lãi, thậm chí phải bù lỗ

Tôi làm đại lý gạo đã nhiều năm nay rồi, chưa bao giờ tôi thấy go lại tăng nhiều như thời điểm này. Mong Nhà nước có nguồn gạo dự trữ thì nên đưa ra để ổn định giá thành cho người dân. Nhiều người dân đến mua gạo thắc mắc giá gạo đợt này cao quá, họ đều giảm số lượng để nghe ngóng thị trường. Để giữ chân những khách hàng truyền thống, thời điểm này tôi phải chấp nhận không có lãi, thậm chí phải bù lỗ” – chị Hoa cho hay.

Còn anh Bùi Văn Sơn, Chủ đại lý gạo Sơn Nhài, phố Thành Yên, phường Quảng Thành, TP. Thanh Hóa cho hay: “Khi các nước thông báo cấm xuất khẩu gạo thì gạo bắt đầu tăng giá. Hiện giá gạo quê tăng khoảng 15% đến 20%; go có thương hiệu thì tăng từ 25% đến 30%. Giá gạo tăng khiến nguồn thu mua của các đại lý như tôi cũng khó khăn hơn. Nhiều người dân đến mua gạo thắc mắc, tại sao Việt Nam là đất nước xuất khẩu gạo đứng tốp đầu thế giới mà lại thiếu gạo. Họ nghi ngờ đại lý của tôi bán giá cao rồi chạy sang đại lý khác để khảo giá khiến việc kinh doanh, buôn bán bị ảnh hưởng nhiều”.

Bài 1: Giá gạo “nóng” có hiện tượng đầu cơ, găm hàng?
Anh Bùi Văn Sơn, chủ đại lý gạo Sơn Nhài cho hay, hiện nhiều đại lý lớn đua nhau ôm hàng để đẩy giá gạo lên cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng

Hiện một số đại lý lớn đang ôm hàng để chờ giá lên nên nguồn cung cũng vì thế sẽ hiếm hơn trước. Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng vào cuộc để ổn định giá gạo, vì hiện nhiều đại lý lớn đua nhau ôm hàng để đẩy giá gạo lên cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng” - anh Sơn nhấn mạnh.

Không giống như những đại lý gạo Châu Hoa và Sơn Nhài, anh Mai Huy Hạnh, Giám đốc Công ty CP Nhật Thanh, địa chỉ phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa cho biết: “Tôi làm đại lý gạo ST 25 - thương hiệu gạo ông Cua, có địa chỉ tại tỉnh Sóc Trăng. Hơn 2 năm nay, đại lý giữ nguyên giá gạo. Hiện trên thị trường có hiện tượng giá gạo tăng, nhưng đại lý của tôi vẫn giữ nguyên giá”.

Bài 1: Giá gạo “nóng” có hiện tượng đầu cơ, găm hàng?
Anh Mai Huy Hạnh, Giám đốc Công ty CP Nhật Thanh cho biết, hơn 2 năm nay, đại lý vẫn giữ nguyên giá gạo

Còn chị Nguyễn Thị Vân, chủ đại lý tạp hóa Thắm Vân, khu đô thị Đông Phát, TP. Thanh Hóa cho hay: “Các loại gạo đều tăng giá, khách đến mua toàn hỏi sao đắt thế, giải thích họ mới biết là trên thị trường cả nước giá gạo đều tăng chứ không phải mình đại lý của tôi tăng. Gạo quê có tăng nhưng tăng ít hơn gạo của công ty”.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương trước việc gạo tăng giá nhiều ngày nay, ông Lê Văn Liêm, Giám đốc khu vực miền Bắc siêu thị Co.op mart cho biết: “Gạo là 1 trong 9 nhóm hàng Saigon Co.op thực hiện bình ổn theo chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu. Saigon Co.op đăng ký bình ổn 2 mặt hàng gạo: Gạo trắng thường và gạo trắng thơm; một tháng thường dự trữ 1.270 tấn và tăng lên 1.800 tấn trong 3 tháng Tết năm 2024. Gạo bình ổn của Saigon Co.op được cung cấp từ các thương hiệu: Wilmart, Tấn Vương. Bên cạnh đó, gạo Coop Happy (thuộc nhóm hàng nhãn riêng của Saigon Co.op) tuy không nằm trong chương trình bình ổn nhưng có giá tốt tương đương”.

Nguồn cung và giá cả các mặt hàng gạo tại hệ thống siêu thị của Saigon Co.op vẫn ổn định. Trong thời gian tới, dù thị trường có biến động, Saigon Co.op và các nhà cung cấp vẫn phối hợp giữ và giảm giá để thiết thực chia sẻ cùng người tiêu dùng. Việc ổn định giá này hoàn toàn khả thi vì Saigon Co.op có kinh nghiệm nhiều năm bình ổn giá cả, có nguồn dự trữ tốt và đặc biệt đã ký kết dài hạn với các nhà cung cấp gạo”.

Bài 1: Giá gạo “nóng” có hiện tượng đầu cơ, găm hàng?

Hiện tượng gạo tăng giá đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động và công nhân, viên chức, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn

Giám đốc khu vực miền Bắc siêu thị Co.op mart Lê Văn Liêm cũng chia sẻ: Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia chương trình bình ổn thị trường. Saigon Co.op đã xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng, thu mua, dự trữ và luôn đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, đúng kế hoạch. Giá được thu mua từ nguồn kết hợp thêm khai thác hiệu quả mạng lưới phân phối hơn 800 điểm bán trên toàn quốc nên giá gạo của Saigon Co.op được giữ ổn định, không chịu biến động từ thị trường. Các Co.op mart, Co.opXtra thường xuyên tổ chức chương trình bán hàng lưu động, đây cũng là hình thức phản ứng nhanh nếu thị trường có biến động sốt giá cục bộ.

Ngay khi ghi nhận những biến động của tình hình thị trường lúa gạo thế giới, Bộ Công Thương đã có công văn hỏa tốc đề nghị doanh nghiệp không mua gom lúa gạo. Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp có phương án về nguồn hàng lúa gạo, đảm bảo cung ứng cho thị trường từ nay đến cuối năm 2023 và giai đoạn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với giá bình ổn.

Có thể thấy, những hệ thống cung ứng nhiều sản phẩm gạo như Saigon Co.op, hay thương hiệu gạo ST 25 - thương hiệu gạo ông Cua thì giá gạo không tăng mà vẫn giữ giá gạo ổn định. Hiện tượng tăng giá gạo chỉ xuất hiện ở số ít đại lý gạo.

Việc giá gạo tăng do cung ít hơn cầu, có hay không việc các đại lý đầu cơ, găm hàng, "bắt tay nhau" khiến giá gạo đẩy lên cao. Ngành Công Thương và Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa sẽ vào cuộc và có giải pháp nhằm bình ổn giá gạo trong thời gian tới.

Bài 2: Sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện đại lý gạo đầu cơ, găm hàng "bắt tay nhau" đẩy giá.

Hoàng Minh

Theo: Báo Công Thương