Theo số liệu từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, đến hết tháng 9 năm 2024, Việt Nam đã đạt doanh thu xuất khẩu sầu riêng lên đến 2,81 tỷ USD, tăng 63% so với cùng kỳ năm trước. Sầu riêng Tây Nguyên góp phần thúc đẩy xuất khẩu với giá trị đạt gần 630 triệu USD riêng trong tháng 9 - Giá trị cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu đạt giá trị xuất khẩu 2,58 tỷ USD, tương đương gần 92% tổng kim ngạch xuất khẩu riêng của Việt Nam.
Cau và sầu riêng của Việt Nam được Trung Quốc mạnh tay thu mua |
Bên cạnh đó, Thái Lan và Hồng Kông là hai thị trường tiềm năng khác với giá trị xuất khẩu lần lượt đạt 133 triệu USD (tăng 85%) và 23 triệu USD (tăng 17%). Campuchia cũng là một điểm sáng với khả năng tăng trưởng mạnh mẽ, tăng gần 16 lần so với cùng kỳ năm ngoái và đạt giá trị gần 2,7 triệu USD.
Dự báo, tổng giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam vào năm 2024 có thể đạt gần 4 tỷ USD. Đặc biệt, Trung Quốc đã cho phép nhập khẩu chính ngạch dành riêng cho ngành hàng đông lạnh, mở ra cơ hội bổ sung cho nông dân và doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy xuất khẩu quanh năm, không cần phụ thuộc vào các mùa vụ chính.
Hiện tại, sầu riêng đã chuyển sang thu hoạch nghịch vụ tại ĐBSCL với mức giá cao đáng kể: sầu riêng Monthong (loại A) có giá 160.000 đồng/kg, còn Ri 6 (loại A) ở mức 145.000 đồng/kg. Với giá trị cao như vậy, người dân càng có thêm động lực để mở rộng diện tích trồng sầu riêng.
Cũng trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cau Việt Nam sang Trung Quốc cũng tăng hơn 2,2 lần, đạt giá trị 27,3 triệu USD. Nguyên nhân là do khu vực trồng cau chính ở đảo Hải Nam của Trung Quốc gặp bão, dẫn đến mất mùa năm nay. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cảnh báo xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc là không bền vững.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, việc phát triển cây cau để xuất khẩu có thể không phải là hướng đi bền vững. Cau chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn trầu của người dân và hiện tại Trung Quốc chỉ còn khoảng 50-60 triệu người sử dụng món ăn này. Các sản phẩm từ cau như kẹo cau cũng có thị phần rất chật hẹp, chưa đủ lớn để tạo đà phát triển ổn định. Do đó, cây cau chủ yếu nên được trồng xen kẽ hoặc làm cây cảnh thay vì trồng với mục tiêu kinh tế dài hạn.
Việc xuất khẩu riêng và cau sang Trung Quốc đang mở ra cơ hội lớn cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào một thị trường chính cũng đặt ra nhiều phương thức bởi Trung Quốc có thể thay đổi chính sách nhập khẩu bất cứ lúc nào, điều này có thể dẫn đến thiệt hại lớn nếu không đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Việc Trung Quốc mở cửa nhập khẩu sầu riêng, bao gồm cả sầu riêng đông lạnh là cơ hội cho nông sản Việt nhưng các nhà xuất khẩu cũng cần tập trung vào tiêu chuẩn chất lượng và kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ. Ngược lại với cau, nếu không tìm được thị trường nhập khẩu ổn định, việc phát triển sản xuất sản phẩm rất dễ gặp rủi ro trong tương lai khi nhu cầu giảm mạnh.
Giá vàng lại tăng 'phi mã' và lời 'gan ruột' với nhà đầu tư Giá vàng trong nước tăng mạnh vào sáng 30/10, phản ánh sự đi lên của giá vàng thế giới. Trong đó, giá vàng nhẫn tăng ... |
Giá sầu riêng hôm nay 30/10: Ổn định ở mức cao tại các vùng trồng chính Thị trường sầu riêng hôm nay duy trì ổn định với mức giá tốt nhờ vụ mùa đang đến giai đoạn cuối. Giá sầu riêng ... |
Giá cau tươi hôm nay 30/10: Thị trường cau liên tục hạ nhiệt, cau Nghệ An “rơi tự do” Giá cau tươi hôm nay 30/10 tiếp tục ghi nhận sự sụt giảm mạnh tại nhiều tỉnh thành sau khi từng chạm đỉnh ở mức ... |
Hạ Vy