Xuất khẩu sầu riêng ngày càng cạnh tranh khốc liệt từ các thị trường

(Banker.vn) Tại Trung Quốc - thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cường quốc xuất khẩu sầu riêng hàng đầu ASEAN
Sức “nóng” về giá khiến thị trường sầu riêng “hỗn loạn” Đẩy nhanh mở cửa thị trường sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng ngày càng cạnh tranh khốc liệt

6 tháng đầu năm, xuất khẩu trái cây đã đạt hơn 3,4 tỷ USD, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong kết quả này có sự đóng góp lớn của mặt hàng sầu riêng, với 1,5 tỷ USD, chiếm 40% tổng kim ngạch mặt hàng rau quả. Với đà tăng trưởng này, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu sầu riêng năm nay sẽ đạt 3,5 tỷ USD.

Hiện Việt Nam đã vượt qua Thái Lan, để vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu sầu riêng vào thị trường Trung Quốc. Thị phần sầu riêng của Việt Nam tính theo kim ngạch đã tăng từ 32% của năm 2023 lên mức 57%.

Xuất khẩu sầu riêng ngày càng cạnh tranh khốc liệt từ các thị trường
Tại Trung Quốc - thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt

Hiện tại, các cơ quan chức năng phía Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn tất việc đàm phán kỹ thuật để đi đến ký kết nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh.

Nếu mở được chính ngạch sản phẩm này thì giá trị xuất khẩu của sầu riêng sẽ tăng mạnh. Bởi một container sầu đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ có giá trị cao gấp nhiều lần so với xuất khẩu quả tươi.

Tại Trung Quốc - thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu ASEAN.

Một container sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc có giá trị cao gấp nhiều lần so với sầu riêng tươi. Trong khi chờ đợi thêm sản phẩm sầu riêng đông lạnh, lượng sầu riêng tươi xuất khẩu cũng tăng mạnh. Trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng qua cửa khẩu quốc tế Kim Thành, Lào Cai đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, với tổng lượng đạt gần 100.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu trên 500 triệu USD.

Hiện tại, trung bình mỗi ngày tại cửa khẩu Kim Thành có hơn 200 phương tiện xuất khẩu, gần một nửa trong số đó là sầu riêng. Trong các mặt hàng xuất khẩu, sầu riêng chiếm gần 60% giá trị kim ngạch, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm trước. Trái cây này chủ yếu được vận chuyển từ các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên, và trước khi xuất khẩu cần đảm bảo các điều kiện về mã vùng trồng và mã cơ sở đóng gói.

Nhiều doanh nghiệp chọn Lào Cai làm nơi thông quan hàng hóa vì không lo ùn tắc và thủ tục giải quyết nhanh chóng hơn. Để giảm thiểu rủi ro cho hàng hóa, tỉnh Lào Cai đang tích cực tuyên truyền để các doanh nghiệp nắm rõ các quy định nhập khẩu từ phía Trung Quốc.

Ông Nguyễn Tiến Nam - Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch thực vật Kim Thành, Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng 8 cho biết: "Cửa khẩu Lào Cai hoạt động từ 7h sáng. Chúng tôi cũng chủ động đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp để giải phóng hàng hóa thông quan sang Trung Quốc".

Ông Vương Trinh Quốc - Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai thông tin: "Các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu cũng cần tiếp tục tìm hiểu và tuân thủ các quy định của Chính phủ Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đảm bảo quy hoạch vùng trồng và truy xuất nguồn gốc".

Sau Thái Lan, Việt Nam, mới đây đã có thêm Malaysia vừa được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Malaysia được xuất đa dạng chủng loại sầu riêng tươi, với dự báo những lô sầu riêng tươi đầu tiên vào Trung Quốc từ tháng 8. Theo quy trình nghiêm ngặt, phải đến gần cuối năm sầu riêng tươi Malaysia mới xuất nhiều vào Trung Quốc. Cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc trở thành yếu tố tất yếu.

Ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho biết: "Đảm bảo chất lượng sầu riêng vẫn là tiêu chí quan trọng hàng đầu đòi hỏi các nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu hàng đầu phải làm được. Để đạt được điều này chúng ta phải làm tốt xuyên suốt các khâu trong chuỗi từ trồng trọt đến xuất khẩu".

Sầu riêng Philippines có thị phần tại Trung Quốc không đáng kể chỉ vài phần trăm. Indonesia cũng đang ráo riết đàm phán xuất tươi sầu riêng sang Trung Quốc với tham vọng đạt nhiều tỷ USD. Sầu riêng có giá trị sử dụng 3 - 4 ngày, vì thế Việt Nam là có lợi thế nhất về vận chuyển đường bộ so với các nước. Nếu vận chuyển bằng đường hàng không giá thành sẽ rất cao.

Mở cửa mạnh cho sầu riêng vào Trung Quốc sẽ khiến cho sự cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt. Các chuyên gia cho rằng quốc gia nào tận dụng được lợi thế vị trí địa lý gần nhất, chất lượng ngon nhất, giá cả hợp lý nhất sẽ có chỗ đứng ngày càng vững chắc tại thị trường tỷ dân đang ngày càng thích ăn sầu riêng.

Giá sầu riêng tăng vọt hơn 100.000 đồng/kg

Giá sầu riêng hôm nay (11/7) tại Tây Nam bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên tăng vọt, đạt mức hơn 100.000 đồng/kg do lực hút xuất khẩu tăng mạnh.

Theo đó, giá sầu riêng tại khu vực Tây Nam bộ và Đông Nam bộ tiếp tục được thu mua ngang nhau.

Tại khu vực miền Tây Nam Bộ giá sầu riêng hôm nay tăng nhẹ so với ngày hôm qua. Chủng sầu riêng Ri6 đẹp đạt 68.000 – 72.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 xô đạt 50.000 – 55.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 100.000 – 105.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 80.000 – 85.000 đồng/kg.

Đối với sầu riêng khu vực miền Đông Nam Bộ tăng nhẹ so với hôm qua. Cụ thể, giá thu mua tại vựa, Ri6 đẹp 68.000 – 72.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 xô có mức giá thương lái thu mua 50.000 – 55.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 100.000 - 105.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô đứng ở mức 80.000 – 85.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại khu vực Tây Nguyên giá sầu riêng Ri6 đẹp ở mức 68.000 - 70.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 xô ở mức giá thương lái mua 50.000 – 52.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp có mức 98.000 – 100.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 55.000 – 57.000 đồng/kg.

Ở thời điểm này do hết vụ nên rất ít vườn cây sầu riêng có trái, do đó giá trái sầu riêng ở mức rất cao. Sầu riêng giống Monthong giá trên 100.000 đồng/kg, Ri6 giá trên 70.000 đồng/kg, với mức giá này mỗi kg trái sầu riêng cho lãi từ 30.000 – 50.000 đồng/kg (tùy loại).

Các vựa thu mua sầu riêng xuất khẩu thông báo giá thu mua sầu riêng Monthong (còn gọi là Dona) là 102.000 – 105.000 đồng/kg (loại 1) và 82.000 – 85.000 đồng/kg (loại 2) và sầu riêng Ri6 là 68.000 – 72.000 đồng/kg (loại 1) và 47.000 – 48.000 đồng/kg (loại 2).

So với cách đây nửa tháng, giá sầu riêng Monthong tăng hơn 20.000 đồng/kg còn sầu riêng Ri6 tăng 3.000 – 4.000 đồng/kg.

Giá sầu riêng đang tăng mạnh là do đứt lứa. Vùng trồng Đông Nam bộ đang cuối mùa, sầu riêng Tây Nguyên thì mới vào đầu vụ nên sản lượng sụt giảm, đẩy giá tăng cao. Ngoài ra, do năm nay hạn hán, sầu riêng bị mất mùa, tỉ lệ trái đạt loại 1 và 2 ít hơn các năm dẫn đến giá sầu riêng đạt chuẩn xuất khẩu ở mức cao.

Trái sầu riêng khan hàng nên hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở thu mua trái sầu riêng xuất khẩu tại các tỉnh Đông Nam Bộ đều đóng cửa, tạm ngưng hoạt động. Một vài cơ sở còn kinh doanh nhỏ lẻ do thu gom trái sầu riêng trái vụ nhưng rất hiếm hoi. Nhiều doanh nghiệp đưa nhân công ra ngoài các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên thu mua sầu riêng để cung cấp theo đơn hàng với đối tác.

Ngọc Ngân

Theo: Báo Công Thương