Xuất khẩu LNG của Nga sang nước láng giềng phía Nam tăng đột biến

(Banker.vn) Trong tháng 1 đến tháng 7 năm 2023, Gruzia đã mua tổng khối lượng LNG của Nga đạt 31.500 tấn so với 21.840 tấn trong tháng 1-tháng 7 năm 2022.
Chuyên gia lý giải việc tăng xuất khẩu LNG từ Nga sang châu Âu Sức mạnh khí đốt tự nhiên của Nga đối với EU

Trong 7 tháng đầu năm nay, nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga sang Gruzia đã tăng 44,2% so với cùng kỳ năm ngoái, Liên minh các nhà nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ Gruzia báo cáo hôm thứ Hai.

Cụ thể, trong tháng 1 đến tháng 7 năm 2023, Gruzia đã mua tổng khối lượngLNG của Nga đạt 31.500 tấn so với 21.840 tấn trong tháng 1-tháng 7 năm 2022. Tỷ trọng nhập khẩu LNG của Gruzia vào Nga chiếm tới 99,6%.

Liên minh cũng báo cáo rằng nhập khẩu dầu bitum từ Nga tăng 22,2% lên 61.100 tấn trong cùng kỳ.

Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nhà xuất khẩu nhựa đường lớn nhất sang quốc gia Kavkaz, chiếm lần lượt 44,4%, 31,7% và 21,4% lượng nhập khẩu. Georgia cũng mua nhựa đường từ Azerbaijan (2,3%) và Turkmenistan (0,2%).

xuat khau lng cua nga sang nuoc lang gieng phia nam tang dot bien hinh 1
Ảnh minh họa: RT.

Một cách riêng biệt, Văn phòng Thống kê Quốc gia Georgia (GeoStat) báo cáo rằng kim ngạch thương mại với Nga đã vượt quá 1,5 tỷ USD trong bảy tháng đầu năm 2023, đánh dấu mức tăng trưởng 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu sang Nga đạt khoảng 416,2 triệu USD, tăng 26,2%, trong khi nhập khẩu tăng 24,2% lên khoảng 1,08 tỷ USD. Nga là đối tác thương mại lớn thứ hai của Georgia sau Thổ Nhĩ Kỳ.

GeoStat cho biết thêm rằng khối lượng xuất khẩu rượu vang sang Nga đã tăng 35,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên hơn 36.500 tấn trong 7 tháng đầu năm 2023. Về mặt tiền tệ, xuất khẩu rượu vang của Gruzia sang Nga đạt tổng cộng 99,2 triệu USD.

Lệnh cấm của phương Tây đối với việc xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga bằng đường biển đã dẫn đến một cuộc cải tổ nguồn cung dầu toàn cầu, khiến Moscow phải xoay trục xuất khẩu sang châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin.

Trong phiên giao dịch ngày 21/8, giá dầu thô tăng cao do nguồn cung thắt chặt hơn sau khi Saudia Arabia và Nga giảm xuất khẩu và giá dầu đốt tăng vọt.

Dầu thô Brent đã tăng giá 76 cent lên mức 85,56 USD/thùng vào lúc 10h47 GMT, trong khi dầu thô WTI của Mỹ cũng nhích giá 85 cent lên 82,1 USD/thùng. Ngoài ra, hợp đồng tương lai dầu WTI giao tháng 10 đã tăng 78 cent lên 81,44 USD/thùng.

Tuần trước, cả dầu thô Brent và WTI đã chặt đứt chuỗi 7 tuần tăng giá liên tiếp để quay đầu giảm 2% do giới giao dịch lo ngại tăng trưởng kinh tế chậm chạp của Trung Quốc sẽ tác động xấu đến nhu cầu dầu mỏ trong khi chu kỳ tăng lãi suất của Mỹ vẫn chưa kết thúc.

www.congluan.vn

Theo: Báo Công Thương