Xu hướng tăng điểm ngắn hạn được xác lập, chuyên gia khuyến nghị 4 nhóm ngành tiềm năng cho tuần mới

(Banker.vn) Với tâm lý tích cực, VN-Index đã chốt tuần tăng mạnh 2,6% lên mức 1.066,9 điểm; HNX-Index tăng 3,5% lên mức 215,1 điểm và UPCOM-Index tăng 3,2% lên mức 80,1 điểm. Để nắm bắt thêm về xu hướng thị trường chứng khoán trong tuần tới, chúng tôi có cuộc phỏng vấn ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận Thị trường và Chính sách vĩ mô, Khối phân tích, Công ty CP Chứng khoán VNDirect về vấn đề này.

PV: Thị trường chứng khoán trong nước có tuần tăng điểm khá ấn tượng, vậy đâu là động lực giúp các chỉ số bật tăng thưa ông?

Ông Đinh Quang Hinh: Thị trường tuần này đón nhận thông tin tích cực nhờ số liệu lạm phát Mỹ hạ nhiệt xuống còn 4,9% svck (thấp hơn sv dự báo là 5,0%), điều này củng cố cho kịch bản FED có thể ngừng tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp tiếp theo vào tháng 6. Nhờ đó, tâm lý nhà đầu tư trong nước đã có sự cải thiện và dòng tiền có dấu hiệu quay trở lại thị trường sau khi đã rút ròng trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.

Chỉ số VN-Index tuần này diễn biến tích cực với bốn trên năm phiên tăng điểm. Lực cầu gia tăng đã giúp chỉ số VN-Index tăng mạnh 2,6% lên mức 1.066,9 điểm. Tâm lý tích cực lan tỏa giúp chỉ số HNX-Index tăng lên mức 215,1 điểm (+3,5% sv tuần trước) và UPCOM-Index tăng lên mức 80,1 điểm (+3,2% sv tuần trước).

Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường, Khối Phân tích Công ty CP Chứng khoán VNDirect
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường, Khối Phân tích Công ty CP Chứng khoán VNDirect

Thanh khoản tăng mạnh với giá trị giao dịch bình quân trên 3 sàn tăng 14,1% sv tuần trước lên mức 13.128 tỷ đồng/phiên. Khối ngoại giảm bán ròng trên sàn HOSE với giá trị bán ròng đạt 145 tỷ đồng (-71% sv tuần trước). Đồng thời, khối ngoại bán ròng 4 tỷ đồng trên sàn HNX-Index (sv mua ròng 14 tỷ đồng tuần trước) và gia tăng bán ròng lên mức 18 tỷ đồng trên sàn UPCOM-Index (+822% sv tuần trước).

Lực cầu gia tăng đã giúp nhiều nhóm ngành tăng điểm trong tuần qua, tiêu biểu như ngành ngân hàng, bất động sản và chứng khoán. Trong đó, nhóm ngân hàng có mức đóng góp lớn nhất cho đà tăng điểm của thị trường trong tuần qua, được dẫn dắt bởi VCB (+3,3%), BID (+3,6%), CTG (+2,0%) và ACB (+1,4%).

Ngành bất động sản tiếp tục chứng kiến đà hồi phục nhờ việc một số dự án bất động sản được gỡ vướng pháp lý, trong đó VHM (+4,5%), DIG (+8,4%) và DXG (+11,0%) dẫn đầu đà tăng điểm.

Đặc biệt, trong bối cảnh chính sách tiền tệ đảo chiều, nhóm cổ phiếu đầu chu kì thu hút dòng tiền như Thép và Chứng khoán, gồm các đại diện như HPG (+4,2%), HSG (+4,8%), NKG (+6,2%), VND (+7,5%), VIX (+13,8%), HCM (+4,4%) và SSI (+8,4%).

PV: Sau tuần tăng điểm, xu hướng thị trường sẽ như thế nào? Ông có lời khuyên gì dành cho nhà đầu tư trong tuần giao dịch tiếp theo?

Ông Đinh Quang Hinh: Thị trường có một tuần diễn biến tích cực hơn kỳ vọng nhờ dòng tiền của nhà đầu tư trong nước có dấu hiệu quay trở lại thị trường sau khi đã rút ra vào giai đoạn cuối tháng 4 vừa qua trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Điều này được thấy rõ khi thanh khoản của thị trường tăng 14% trong tuần giao dịch vừa qua.

Bên cạnh sự cải thiện của dòng tiền, thị trường cũng đón nhận những thông tin hỗ trợ gần đây và có tác động khá tích cực tới triển vọng thị trường. Cụ thể, số liệu lạm phát tháng 4 của Mỹ vừa được công bố trong tuần qua duy trì xu hướng giảm và thấp hơn dự báo trước đó của thị trường, điều này càng củng cố khả năng FED có thể ngừng tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp sắp tới vào tháng 6.

Trong nước, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, đang xem xét khả năng giảm tiếp lãi suất điều hành trong thời gian tới để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Chính phủ cũng đang đẩy nhanh quá trình soạn thảo nhằm sớm phê chuẩn Quy hoạch điện VIII cũng như chuẩn bị trình Quốc hội xem xét và phê chuẩn Nghị quyết về giảm thuế VAT 2% trong cuộc họp sắp tới. Những thông tin này đã có tác động tích cực tới tâm lý nhà đầu tư và kích hoạt dòng tiền đang đứng ngoài thị trường quay trở lại.

Với những tín hiệu tích cực đó, chúng tôi kỳ cho rằng, xu hướng tăng điểm ngắn hạn của thị trường đã được xác lập. Do đó, nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số VN-Index kiểm định lại vùng quanh 1.050 - 1.055 điểm (tương đương vùng hội tụ của 3 đường MA20, MA50 và MA100), ưu tiên những nhóm ngành có thông tin hỗ trợ và đang có sức mạnh giá trội hơn so với mặt bằng chung như ngân hàng, chứng khoán, đầu tư công (xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng) và năng lượng (điện, dầu khí). Ngược lại, kháng cự mạnh của VN-Index là vùng 1.080 - 1.110 điểm. Nhà đầu tư lưu ý không nên mua đuổi giá cao nếu chỉ số VN-Index tiến sát đến vùng kháng cự kể trên./.

TPS: Mốc 1.000 điểm sẽ là chốt chặn tin cậy nếu thị trường đi vào kịch bản kém khả quan

TPS cho rằng, nguyên nhân chính khiến thị trường điều chỉnh trong tháng 4 đến từ sự suy yếu của nhóm vốn hóa lớn (VN30), ...

Những yếu tố vĩ mô tác động tới cổ phiếu ngân hàng trong năm 2023

Ngành ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. ...

Cập nhật KQKD ngành dệt may quý I/2023: Đối mặt với hàng tồn kho và sức mua sụt giảm

Kết thúc quý I/2023, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may diễn biến khá tiêu cực. Xu hướng này đã được nhiều ...

Nguyễn Hoàng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục