Xây lắp dầu khí Thanh Hóa (PVH) giải trình thế nào về việc cổ phiếu bị hạn chế giao dịch?

(Banker.vn) Công ty CP Xây lắp dầu khí Thanh Hóa (UPCoM: PVH) vừa có công văn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX về việc giải trình và đưa ra phương án khắc phục tình trạng cổ phiếu bị hạn chế giao dịch do Tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với Báo cáo tài chính xét soát năm 2022.

Công ty CP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa tiếp tục bị hạn chế giao dịch cổ phiếu

Chậm công bố thông tin, Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa (PVH) tiếp tục bị hạn chế giao dịch cổ phiếu

Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa (PVH) lỗ tiếp năm thứ 6, giá cổ phiếu thua cốc 'trà đá'

Khách sạn 4 sao ‘vang bóng một thời’ ở Thanh Hoá sắp ‘hồi sinh’

Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch do Kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến Xây lắp dầu khí Thanh Hóa giải trình ra sao
21 triệu cổ phiếu PVH bị hạn chế giao dịch từ năm 2022 đến nay.

Cụ thể, Tổ chức kiểm toán đã chối đưa ra ý kiến do không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến số liệu được nêu trong Báo cáo tài chính năm 2022 của PVH.

Dẫn lời Tổ chức kiểm toán: "Tại ngày 31/12/2022 PVH chưa thực hiện đối chiếu đầy đủ các khoản nợ phải thu, phải trả, chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với các khoản nợ phải thu của khách hàng, phải thu khác và trả trước cho người bán, tổng giá trị (cả nợ ngắn hạn và dài hạn) đã bị quá hạn thanh toán khoảng 190 tỷ đồng".

Liên quan đến nội dung này, PVH cho biết: "Đây là các khoản công nợ tồn đọng từ các công trình PVC – TH thực hiện trước đây, PVC – TH đã thành lập tổ thu hồi công nợ để thực hiện đôn đốc, thu hồi các khoản công nợ này, thậm chí khi cần thiết sẽ nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Hiện nay PVC - TH đang làm thủ tục khởi kiện một số đơn vị để thu hồi công nợ tồn đọng này".

Xây lắp dầu khí Thanh Hóa (PVH) giải trình thế nào về việc cổ phiếu bị hạn chế giao dịch?
Tòa nhà Dầu Khí 38A Đại lộ Lê Lợi, Thanh Hóa do PVC-TH làm chủ đầu tư, là Trụ sở Công ty CP Xây lắp dầu khí Thanh Hóa.

Ngoài ra Tổ chức kiểm toán cho biết: Trên báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2022, PVH đang ghi nhận trên chỉ tiêu hàng tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang bao gồm công trình dừng triển khai từ năm 2020 trở về trước với số tiền khoảng 270 tỷ đồng. Tuy nhiên công ty chưa đánh giá giá trị thu hồi của các công trình đã dừng triển khai này.

Đối với nội dung này, PVH cho rằng đó là khoản chi phí dở dang của các công trình đã thi công xong nhưng chưa thực hiện quyết toán. Công trình khách sản Lam Kinh 199,6 tỷ đồng; công trình san lấp mặt bằng Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn 31,94 tỷ đồng.

Công trình QL217 Cẩm Thủy 18,51 tỷ đồng; công trình 25ha Nghi Sơn 7,79 tỷ đồng; các công trình khác 12,21 tỷ đồng. Hiện PVH vẫn đang làm việc với các bên liện quan để sớm quyết toán công trình, ghi nhận doanh thu đồng thời ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nói trên.

Ngoài ra đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến do không thể thực hiện được các thủ tục kiểm toán cần thiết để thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để đánh giá giá trị thu hồi hoặc tổn thất nếu có của PVH liên quan đến Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp I và khu tập kết vật tư, thiết bị xây dựng khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn tại xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đã bị chấm dứt thực hiện từ ngày 1/8/2013 tại Quyết định 235/QĐ-BQLKKTNS.

Tuy nhiên giá trị chi phí đầu tư của dự án với số tiền khoảng 19,4 tỷ đang được Công ty ghi nhận trên chi tiêu "Chi phí xây dựng cơ bản dang dở” của bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2022.

Liên quan đến nội dung này PVH lý giải: Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp I và khu tập kết vật tư, thiết bị xây dựng khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn Thanh Hóa tại xã Mai Lâm huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa (Dự án 157ha Nghi Sơn) ngày 24/9/2014 PVH đã có biên bản làm việc với đối tác là Tổng công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát – CTCP (Công ty Anh Phát) về việc thỏa thuận hoàn trả chi phí đã đầu tư tại dự án với tổng giá trị là hơn 26.4 tỷ, trong đó giá trị đầu tư thống nhất được hoàn trả là hơn 14 tỷ, giá trị chưa được thống nhất là hơn 11 tỷ đồng liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng mà PVH đã ứng cho các hộ dân để thu hồi đất nhưng chưa hoàn thiện các thủ tục có liên quan.

Bên cạnh đó, ngày 12/10/2017, PVH đã có biên bản xác nhận giá trị (lần 1) về hoàn trả chi phí đã đầu tư tại dự án 157ha Nghi Sơn với Công ty Anh Phát, theo đó tổng giá trị được hoàn trả chưa bao gồm VAT là 8,4 tỷ đồng PVH đã ghi nhận vào doanh thu dự án đồng thời giảm chi phí xây dựng dở dang của dự án với số tiền 17,96 tỷ đồng.

Tuy nhiên, phía đơn vị kiểm toán cho rằng: "Cho đến thời điểm phát hành báo cáo tài chính PVH vẫn chưa ghi nhận các khoản chi phí đi vay và các khoản chi phí phạt (ước tính) liên quan đến 2 dự án “Khu tổ hợp dịch vụ thương mại nhà ở” cụ thể là dự án khách sạn Lam Kinh và dự án Tòa nhà Dầu khí 38A từ năm 2015 đến năm 2022 với giá trị 482 tỷ đồng (trong đó ước tính riêng khoản lãi vay và chi phí phạt chưa được ghi nhận trên báo cáo tài chính năm 2022 là 58,9 tỷ đồng".

Về nội dung này PVH cho biết: "Chi phí đi vay liên quan đến dự án “Khu tổ hợp dịch vụ thương mại nhà ở” từ năm 2015 đến 31/12 năm 2022 chưa được ghi nhận trong báo cáo tài chính là do giữa PVCombank và PVH đang có nhiều ý kiến khác nhau. Do đó PVH chưa thống nhất với mức lãi suất mà PVCombank tính toán.

Mặt khác đối với dự án khách sạn Lam Kinh, PVH không phải là chủ sở hữu, đồng thời cũng không phải là đơn vị thụ hưởng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Khách sạn Lam Kinh.

Vì vậy PVH cho rằng nghĩa vụ thanh toán khoản dư nợ nói trên thuộc trách nhiệm của Công ty CP Khách sạn Lam Kinh. Hiện nay TAND TP. Thanh Hóa đang thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật. Sau khi có quyết định cuối cùng của Tòa án, PVH sẽ căn cứ để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật".

Quay trở lại với Báo cáo tài chính năm 2022 (kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến) liên quan đến toàn bộ các đợt phát sinh khối lượng hoàn thành của PVH đã thực hiện tại công trình QL217 Cẩm Thủy đều đã được chủ đầu tư và tư vấn giám sát nghiệm thu; đồng thời toàn bộ gói thầu 2.1 bao gồm hạng mục theo HĐ thi công số 1004/2018/HĐXD/TN – PVCTH ngày 10/4/2018 đã được các bên bàn giao tiếp nhận và đưa công trình vào sử dụng vào ngày 22/12/2020.

Tuy nhiên PVH đang tạm ghi nhận khối lượng giá trị hoàn thành đợt 7, đợt 8 được chủ đầu tư xác nhận vào doanh thu chưa thực hiện. Nếu xác nhận theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam thì khoản phải thu khách hàng và khoản doanh thu chưa thực hiện giảm đi giá trị là 16,40 tỷ.

Giải trình về những nghi những ngờ từ Tổ chức kiểm toán đối với phần giá trị khối lượng công trình QL217 Cẩm Thủy. Đối với nội dung này PVH cho biết, phần giá trị khối lượng công trình QL217 Cẩm Thủy phía Công ty TNHH thống nhất (Công ty thống nhất) đã được chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán với giá trị là hơn 54 tỷ.

Căn cứ theo HĐ số 1004/2018/HĐXD/TN – PVCTH ngày 10/4/2018 giữa PVH và Công ty Thống Nhất thì Công ty Thống Nhất phải trả cho PVH số tiền tương ứng 95% giá trị mà Công ty Thống Nhất được chủ đầu tư thanh toán tương đương hơn 51 tỷ.

Hiện nay chủ đầu tư đã hoàn thành việc thanh toán với Công ty Thống Nhất. Mặt khác, theo “Bảng tổng hợ giá trị quyết toán A-B” và “Bảng tổng hợp đối chiếu công nợ” (đã ký xác nhận của Công ty Thống Nhất) kèm theo công văn số 102/CV-TN ngày 31/12/2021 của Công ty Thống Nhất, theo đó Công ty Thống Nhất đã xác nhận giá trị quyết toán theo HĐ đối với Công ty PVH là 51,84 tỷ đồng.

Tuy nhiên đến nay PVH chưa đồng ý với giá trị thuê máy móc, thiết bị của Công ty Thống Nhất lập. Vì vậy PVH vẫn chưa ký xác nhận bảng tổng hợp giá trị kế toán A-B và bảng tổng hợp đối chiếu công nợ đối với Công ty Thống Nhất. Do đó PVH đã gửi đơn khởi kiện Công ty Thống Nhất lên TAND TP. Ninh Bình tỉnh Ninh Bình để sớm thu hồi khoản nợ nói trên.

Thêm nữa Tổ chức kiểm toán cũng đưa ra nghi ngờ về khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trong Báo cáo tài chính năm 2022 của PVH. Đơn vị kiểm toán cũng lưu ý đến số liệu trong báo cáo tài chính về việc phân bổ một phần chi phí quản lý doanh nghiệp và ghi nhận trên chỉ tiêu hàng tồn kho – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2022 với giá trị khoảng 2,2 tỷ đồng. Nếu Công ty hoạch toán đúng theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doang nghiệp Việt Nam thì khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế sẽ giảm.

Theo PVH hiện nay giải trình hiện nay công tác sửa chữa Tòa nhà cho thuê số 38A Đại lộ Lê Lợi TP.Thanh Hóa chưa hoàn tất, công tác nghiệm thu PCCC chưa được thực hiện. Vì vậy PVH chưa thể đưa Tòa nhà cho thuê đi vào khai thác kinh doanh. Doanh thu kinh doanh BĐS trong năm 2022 chỉ bao gồm doanh thu phân bổ từ việc cho thuê văn phòng 50 năm tại tầng 1 và tầng 2 của Ngân hàng PVCombank Thanh Hóa. Do đó PVH chưa kết chuyển toàn bộ chi phí của Tòa nhà văn phòng cho thuê vào giá vốn năm 2022.

Cũng liên quan đến việc PVH chưa phân bổ một phần giá trị sữa chữa khắc phục Tòa nhà 38A Đại lộ Lê Lợi vào báo cáo tài chính năm 2022.

PVH cho rằng do công tác sửa chữa Tòa nhà cho thuê số 38A Đại lộ Lê Lợi TP. Thanh Hóa chưa hoàn tất, công tác nghiệm thu PCCC. Do đó PVH chưa đủ thủ tục cần thiết để thực hiện phân bổ giá trị cần thiết để thực hiện phân bổ giá trị sửa chữa, khắc phục dự án trên và sẽ căn cứ vào các quy định hiện hành để thực hiện phân bổ, trích khấu hao giá trị sửa chữa, khắc phục nói trên vào giá trị kinh doanh.

Chậm công bố thông tin, Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa (PVH) tiếp tục bị hạn chế giao dịch cổ phiếu

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo tiếp tục duy trì diện hạn chế giao dịch đối với ...

Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa (PVH) lỗ tiếp năm thứ 6, giá cổ phiếu thua cốc 'trà đá'

Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa (PVH) vừa có năm thứ 6 thua lỗ liên tiếp. Thị giá cổ phiếu theo đó giảm mạnh, về ...

Khách sạn 4 sao ‘vang bóng một thời’ ở Thanh Hoá sắp ‘hồi sinh’

Khách sạn 4 sao Lam Kinh từng được biết đến là một trong những khách sạn VIP và hiện đại bậc nhất Xứ Thanh một ...

Thiên Minh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán