Xây dựng Hòa Bình (HBC) bắt tay đối tác Hàn Quốc “tiến công” thị trường Trung Đông

(Banker.vn) Con đường chinh phục thị trường Trung Đông của Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ được bắt đầu từ Arab Saudi, với sự đồng hành của Tập đoàn Geojang (Hàn Quốc).
Xây dựng Hòa Bình (HBC) bắt tay đối tác Hàn Quốc “tiến công” thị trường Trung Đông
Xây dựng Hòa Bình bắt tay với Geojang Hàn Quốc “tấn công” thị trường Trung Đông

Mới đây, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) đã có buổi làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA) với Tập đoàn Xây dựng Geojang (Hàn Quốc) về hợp tác xây dựng các dự án ở Arab Saudi.

Tập đoàn Xây dựng Geojang từ Hàn Quốc đã tham gia vào thị trường Arab Saudi từ năm 2016, sở hữu nhiều kinh nghiệm tại mảnh đất tiềm năng này. Do đó, theo Xây dựng Hoà Bình, đây sẽ là sự hợp tác chiến lược để hai bên cùng hỗ trợ, nâng cao năng lực xây dựng ở khu vực Trung Đông.

Theo tìm hiểu, Tập đoàn Xây dựng Geojang có tiềm lực khá mạnh khi sở hữu liên minh kinh doanh với sự góp mặt của các tổ chức tài chính lớn tại Hàn Quốc là Mirae Asset Global Investment, KB Financial Group, Hanwha Investment & Securities và các nhà thầu tên tuổi như Donghae Engineering & Consultants, Korea Engineering Consultants Corp, Halla Construction Group, SM Samwhan Corp, Daewoo Shipbuilding & Marine Construction.

Thông tin được cập nhật trên website của Geojang cho thấy, tại Arab Saudi, Tập đoàn này đã thành lập GJ Saudi Development Co. (Công ty Phát triển GJ Saudi) nhằm kiến tạo thêm giá trị cho hoạt động phát triển bất động sản tại quốc gia Trung Đông này. GJ Saudi Development mong muốn trở thành đơn vị tiên phong trong việc triển khai Kế hoạch “Tầm nhìn 2023” của Arab Saudi thông qua các hoạt động kinh doanh phù hợp với định hướng của kế hoạch này. Nên biết, Kế hoạch “Tầm nhìn 2023” của Arab Saudi, với nỗ lực đa dạng hoá nền kinh tế, đã triển khai rất nhiều dự án lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng.

Về phía Hoà Bình, trong tháng 8/2022, “ông trùm” xây dựng Việt Nam đã thành lập Tiểu ban thị trường nước ngoài và bổ nhiệm ông David Martin Ruiz – người có rất nhiều kinh nghiệm tại các doanh nghiệp xây dựng quốc tế là Giám đốc Xây dựng thị trường nước ngoài để đẩy nhanh tiến độ.

Ông David Martin Ruiz cho biết, Xây dựng Hoà Bình đã thực hiện 280 cuộc họp với các đối tác tiềm năng trong năm 2022, xác định hơn 20 dự án khả thi, 10 dự án có tiềm năng trung bình hoặc cao với doanh thu khoảng 350 triệu USD. Trong đó, có 2 dự án được chốt vào quý III/2022 gồm 1 dự án tại Brisbane, Australia của chủ đầu tư người Việt và 1 dự án tại Ontario, Canada với tổng giá trị khoảng 60 triệu USD.

Theo kế hoạch, cuối năm 2022, Xây dựng Hoà Bình sẽ bắt đầu triển khai dự án tại Ontario, Brisbane và năm 2023 sẽ đến Texas và Châu Âu. Bước sang giai đoạn 2024 - 2025, tập đoàn này sẽ dành thời gian để đánh giá lại kế quả thực hiện và mở rộng kinh doanh tại các tiểu bang Florida, Nevada, Utah, Arizona, Califonia. Năm 2026 sẽ phát triển tại Anh, 2028 sẽ phát triển tại Bắc Carolina...

Theo đó, Xây dựng Hoà Bình xác định 4 thị trường chiến lược của là Canada, Mỹ, Australia và châu Âu. Đây là những “mảnh đất màu mỡ” để Hoà Bình có thể khai thác, với nhiều lợi thế như: giá xây dựng rất cao; môi trường kinh doanh minh bạch; số lượng dân nhập cư cao kéo theo nhu cầu về nhà ở tăng theo; sự thiếu hụt vật liệu xây dựng và tận dụng các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước này.

Trên thực tế, ý định thực hiện triển khai các dự án tại thị trường quốc tế của Xây dựng Hoà Bình đã được nhen nhóm từ nhiều năm trước, khi doanh nghiệp này gỡ bỏ dần hình ảnh thầu phụ cho nước ngoài và thay thế họ giữ vai trò tổng thầu của các dự án quy mô trong nước.

Đáng chú ý, song song với hoạt động xây dựng, Hòa Bình xác định sẽ trở thành nhà phân phối vật liệu xây dựng từ Việt Nam sang nước ngoài. Mảng kinh doanh này được ban lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng là chìa khóa giúp đơn vị này thêm lợi thế cạnh tranh với các nhà thầu nội địa.

Trong một diễn biến khác, Hoà Bình cùng Liên danh Hoa Lư của mình đã không thể thông qua vòng đánh giá kỹ thuật khi tham gia dự thầu gói 5.10 - thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga Sân bay Long Thành.

Theo công bố của ACV, Vietur - đối thủ của liên danh Hoa Lư là nhóm nhà thầu duy nhất được thông qua vòng đánh giá kỹ thuật. Ngay sau đó, Hoà Bình và các thành viên trong liên danh Hoa Lư đã gửi đơn khiếu nại vì cho rằng có vi phạm trong quá trình kiểm định thầu.

Chuyện nhà êm ấm, Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC) “lội ngược dòng” kịch tính trong quý II

Quý II, khoản trích lập dự phòng lớn khiến Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HOSE: HBC) lỗ thuần 68 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ ...

1.284 tỷ đồng nợ của Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ được hoán đổi thành cổ phiếu?

Trên sàn chứng khoán, kết phiên giao dịch 4/8, cổ phiếu HBC của Xây dựng Hòa Bình đạt mức 10.250 đồng/cp với khối lượng giao ...

Toan tính của Xây dựng Hòa Bình (HBC) trong thương vụ "lấy cổ đổi nợ"

Theo tờ trình cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2023, nếu phát hành thành công 107 triệu cổ phiếu, số nợ của Xây dựng Hòa ...

Hà Lê

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán