Trong lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông tin tại Việt Nam, ITC JSC (Công ty ITC) là một trong những thương hiệu lớn được nhiều người biết tới, thuộc lứa doanh nghiệp tiên phong với gần 30 năm hoạt động.
Theo tìm hiểu, Công ty ITC tiền thân là Công ty TNHH Tư vấn và chuyển giao công nghệ viễn thông tin học, được thành lập vào năm 1995, đặt nền móng phát triển cho doanh nghiệp với mũi nhọn là mảng viễn thông. Đến năm 2001, Công ty ITC chuyển đổi loại hình hoạt động sang công ty cổ phần, đồng thời đổi tên thành Công ty CP Tư vấn chuyển giao công nghệ ITC như hiện tại.
2006 là năm Công ty ITC đạt được bước đột phá trong tiến trình phát triển, doanh nghiệp trở thành đối tác chiến lược của Sun Microsystems, và được lựa chọn là nhà cung cấp máy chủ Sun Fire E6900 lớn nhất và đầu tiên tại Việt Nam cho hệ thống tính cước của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel.
Ông Nguyễn Quang Sơn, Chủ tịch HĐQT Tư vấn chuyển giao công nghệ ITC (bên phải). |
Năm 2010, Công ty ITC tiếp tục trở thành doanh nghiệp duy nhất trong nước có khả năng xây dựng hệ thống mạng đường trục (backbone) cho 3 nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone. Cũng trong năm này, Công ty ITC đã hoàn thành dự án xây dựng hệ thống Ipcore cho nhà mạng Bitel tại Peru, là dấu ấn thành công cho chiến lược mở rộng hoạt động cung cấp giải pháp viễn thông, công nghệ sang thị trường quốc tế.
Nối tiếp những thành công vang dội, năm 2014, Công ty ITC lần đầu chinh phục mức doanh thu 1.000 tỷ đồng, và duy trì đến 4 năm liên tiếp. Từ đó đến nay, Công ty ITC là đối tác thân thiết hàng đầu của các "ông lớn" viễn thông tại Việt Nam, đặc biệt là Viettel. Với tiềm lực được tăng cường, Công ty ITC tiến vào các thị trường mới nổi trên thế giới, và ngày một gia tăng sức ảnh hưởng tại các quốc gia này, ví dụ như Cambodia, Cameroon, Myanmar...
Về ban lãnh đạo, hiện Chủ tịch HĐQT Công ty ITC là ông Nguyễn Quang Sơn (SN 1962), còn Tổng giám đốc là ông Nguyễn Minh Đức (SN 1984).
Mới đây, chỉ trong những ngày đầu của quý II/2023, Công ty ITC là đơn vị liên tiếp trúng 4 gói thầu mua sắm thiết bị của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) với tổng giá trị hơn 400 tỷ đồng, thu hút sự chú ý của dư luận.
Cụ thể, nửa đầu tháng 4/2023, Công ty ITC là nhà thầu thực hiện các gói gồm: "Mua sắm thiết bị mở rộng mạng IP Core Cisco" với giá trúng thầu 174,8 tỷ đồng (tỷ lệ giảm giá 0,15%); "Mua sắm thiết bị IP cho hạ tầng mạng công nghệ thông tin Cisco và dịch vụ liên quan", giá trúng thầu 33,5 tỷ đồng (giảm giá 0,16%);
"Mua sắm router, switch và firewall cho mạng DCN cùng dịch vụ liên quan" với giá trúng là 64 tỷ đồng (giảm giá 6,3%); "Mua sắm thiết bị IP cho hạ tầng mạng công nghệ thông tin và dịch vụ liên quan", giá trúng thầu 144 tỷ đồng (giảm giá 9,1%).
Đây là các gói thầu thuộc dự án đầu tư mở rộng mạng truyền dẫn IP năm 2022 với tổng mức đầu tư 1.421 tỷ đồng của Viettel.
Trong 4 gói thầu trên, điểm chung của 2 gói thầu có tỷ lệ giảm giá chỉ 0,1% là Công ty ITC có lợi thế nhà thầu độc nhất nộp hồ sơ mời thầu, nên không đối diện với áp lực cạnh tranh. Trong khi đó, 2 gói thầu còn lại Công ty ITC phải đua tranh khốc liệt, khi xuất hiện sự tham gia của những cái tên là: Công ty CP Viễn thông - Tin học bưu điện và Công ty CP Phát triển công nghệ viễn thông tin học Sun Việt (viết tắt là Công ty Sun Việt).
Theo thống kê của Kinhtechungkhoan.vn, Công ty ITC và Công ty Sun Việt là hai đối trọng cân xứng nhau trong nhiều năm qua. Quan sát quá khứ, không ít lần hai bên phải đối đầu trực tiếp, và phần thắng đến nay vẫn chưa thể nghiêng về phía nào.
Ngoài các gói thầu nêu trên, đơn cử ở giai đoạn hạ tuần tháng 4 này, Công ty ITC đã đành ngậm ngùi khi bỏ lỡ gói thầu "Mua sắm router cho mạng MPBN và dịch vụ liên quan" hơn 100 tỷ đồng vào tay Công ty Sun Việt; tương tự hồi tháng 1/2022, Công ty Sun Việt cũng vượt qua Công ty ITC tại cuộc cạnh tranh về giá, để giành chiến thắng gói thầu "Cung cấp thiết bị lưu trữ mở rộng hạ tầng Cloud và dịch vụ kỹ thuật đi kèm" trị giá 105 tỷ đồng.
Vẫn tại dự án đầu tư mở rộng mạng truyền dẫn IP năm 2022 của Viettel, Công ty Sun Việt cũng trúng 4 gói thầu với tổng giá trúng thầu hơn 335 tỷ đồng. Trong đó, 3 gói thầu chỉ có duy nhất Công ty Sun Việt nộp hồ sơ dự thầu và trúng thầu gồm: "Mua sắm thiết bị mở rộng mạng IP Core Juniper" với giá trúng thầu 70 tỷ đồng (giảm giá gần 0%); "Mua sắm thiết bị mở rộng mạng Metro Ethernet Juniper", giá trúng thầu 106 tỷ đồng (giảm giá 2,2%); "Mua sắm thiết bị CGNAT cho mạng IPBN và dịch vụ liên quan" với giá trúng thầu 58 tỷ đồng (giảm giá 22%).
Tuy nhiên, ít người để ý rằng, tháng 5/2018, Công ty Sun Việt và Công ty ITC từng "chung lưng đấu cật" lập liên danh nhà thầu tham gia gói "Trang bị bổ sung thiết bị phòng chống DDoS" của chủ đầu tư Mobifone. Liên danh này sau đó trúng thầu với giá 24,6 tỷ đồng, cao "sát nút" so với giá gói thầu (24,7 tỷ đồng).
Theo dữ liệu của Kinhtechungkhoan.vn, giai đoạn 2017-2021, doanh thu thuần của Công ty ITC lần lượt đạt 1.309 tỷ đồng, 519 tỷ đồng, 848 tỷ đồng, 726 tỷ đồng và 1.025 tỷ đồng.
Khấu trừ chi phí, doanh nghiệp có lãi sau thuế 13,9 tỷ đồng, 5,9 tỷ đồng, 7,2 tỷ đồng, 5,6 tỷ đồng và 11,1 tỷ đồng, tương ứng với các năm trên.
Như vậy, biên lợi nhuận ròng bình quân của Công ty ITC trong suốt 5 năm chưa đầy 1%, nôm na là thu về 100 đồng, doanh nghiệp có lãi 1 đồng.
Thời điểm cuối năm 2021, tổng tài sản của Công ty ITC là 783 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2021, doanh nghiệp ghi nhận 690 tỷ đồng nợ phải trả, gấp 7,5 lần so với vốn chủ sở hữu (92,5 tỷ đồng).
NHNN bơm ròng hơn 46.000 tỷ đồng trong 6 phiên, lãi suất liên ngân hàng tiếp tục neo cao Trong thời gian 6 phiên, NHNN đã bơm ròng hơn 46.000 tỷ đồng ra thị trường trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng ở ... |
Công ty Phương Hạnh dồn dập trúng thầu tại Ban QLDA Quảng Ngãi Trong một ngày, Công ty TNHH Phương Hạnh liên tiếp trúng hai gói thầu tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông ... |
Công ty Tình Phương thắng lớn tại Ban QLDA NN&PTNT Quảng Trị Với vốn điều lệ 4,5 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Tình Phương gây ấn tượng với tỷ lệ thắng thầu 100% tại Ban QLDA ... |
Thanh Phong
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|