Vụ án Vạn Thịnh Phát: Lộ diện 5 công ty thẩm định giá tiếp tay cho Trương Mỹ Lan "rút ruột" SCB

(Banker.vn) Liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát (VTP), cơ quan điều tra xác định có 7 cá nhân là đại diện pháp luật, thẩm định viên thuộc 5 công ty thẩm định giá tiếp tay cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm rút tiền tại SCB bằng việc phát hành chứng thư định giá “hợp pháp”.

Giữ vững mốc 1.100 điểm, kịch bản nào cho VN-Index trong giai đoạn tới?

Ngân hàng SCB đóng cửa hàng chục phòng giao dịch trong nửa năm qua

Chủ tịch Ngân hàng SCB được bà Trương Mỹ Lan chọn làm "tay trong" vì hiền lành

Thông tin về vụ án Vạn Thịnh Phát (VTP), để rút được tiền từ SCB, Trương Mỹ Lan đã lập nên một hệ thống đồ sộ, qua nhiều công đoạn. Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, cùng với những thuộc cấp dưới quyền và dàn lãnh đạo Ngân hàng SCB, tiếp tay cho hành vi của Trương Mỹ Lan trong vụ án Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB còn có các công ty thẩm định giá.

Theo cơ quan điều tra, Trương Mỹ Lan đã trực tiếp chỉ đạo hoặc qua các đối tượng: Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung... để chỉ đạo các đối tượng tại Ngân hàng SCB, Vạn Thịnh Phát, đơn vị thẩm định giá tài sản đảm bảo thực hiện các thủ đoạn: Tạo lập khách hàng vay vốn khống, thuê/nhờ người đứng tên tài sản; Tạo lập hồ sơ vay vốn khống; Đưa tài sản đảm bảo được định giá trị, để tạo ra một bộ hồ sơ đúng như quy định nhằm che giấu, đối phó với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, thực chất là để “rút ruột” Ngân hàng SCB.

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Lộ diện 5 công ty thẩm định giá tiếp tay cho Trương Mỹ Lan

Kết quả điều tra xác định, có 7 cá nhân là đại diện pháp luật, thẩm định viên thuộc 5 công ty thẩm định giá gồm: Công ty Thẩm định giá Tầm Nhìn Mới, Công ty Thẩm định giá MHD, Công ty Thẩm định giá Thiên Phú, Công ty Thẩm định giá Exim và Công ty Tư vấn Dịch vụ về Tài sản - Bất động sản DATC có hành vi thông đồng giúp sức cho các đối tượng tại Ngân hàng SCB tạo lập hồ sơ vay vốn khống.

Cụ thể, các công ty định giá tài sản đã thông đồng để phát hành chứng thư định giá “hợp pháp” cho các hồ sơ của nhóm Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nhằm làm tăng giá trị tài sản và hợp thức thủ tục vay vốn cho nhóm này. Trong đó, Công ty Tầm Nhìn Mới, Công ty MHD, Công ty Thiên Phú, Công ty E XIM, Công ty DATC dù không tiến hành đánh giá đúng quy trình, nhưng đã cấp chứng thư định giá theo yêu cầu của Ngân hàng SCB.

Kết quả điều tra xác định, nhiều tài sản bảo đảm không có giá trị pháp lý hoặc không đủ điều kiện để làm tài sản thế chấp vẫn được định giá và sử dụng làm phương án vay tại Ngân hàng SCB. Trong số 1.284 khoản vay, có 684 khoản không có thủ tục thế chấp khi giải ngân; một số lớn đã được giải ngân trước khi hồ sơ và tài sản được chấp nhận hợp lệ. Hơn nữa, có 201 khoản vay chưa được cấp phép bởi cấp có thẩm quyền.

Công ty TNHH Thẩm định giá Tầm Nhìn Mới

Một trong những giám đốc của hệ thống công ty thẩm định giá bị bắt giữ là Lê Huy Khánh và Hồ Bình Minh. Theo đó, Khánh là Giám đốc Công ty TNHH Thẩm định giá Tầm Nhìn Mới (Công ty Tầm Nhìn Mới), còn Hồ Bình Minh là Phó Giám đốc Công ty MHD. Năm 2019, Khánh đã liên hệ với những cá nhân gồm La Xuân Phước, Phùng Xuân Khánh, Phan Công Hoàng Hiến để mượn Thẻ thẩm định viên, thành lập Công ty Tầm Nhìn Mới, làm Giám đốc, đại diện theo pháp luật của công ty.

Tháng 12/2021, Khánh đã thống nhất với Hồ Bình Minh về việc nhận thẩm định giá, phát hành chứng thư thẩm định giá nâng khống giá trị tài sản, ghi lùi ngày chứng thư để Ngân hàng SCB sử dụng, hợp thức hồ sơ tài sản đảm bảo, giải ngân cho vay đối với các khách hàng.

Khánh đã chỉ đạo Hồ Thị Mai Hoa làm đầu mối nhận báo cáo, chứng thư thẩm định giá do Hồ Bình Minh gửi. Sau khi hoàn thiện báo cáo, chứng thư thẩm định giá, Hồ Bình Minh gửi các tài liệu này cho Hồ Thị Mai Hoa qua Zalo hoặc Telegram. Tiếp đó, Hồ Mai Hoa và Đoàn Thị Cẩm Nhung in các báo cáo, chứng thư thẩm định giá trên các giấy A4 được Lê Huy Khánh ký sẵn và ký giả chữ ký của các thẩm định viên (La Xuân Phước và Phùng Xuân Khánh) in, phát hành báo cáo, chứng thư Thẩm định giá gửi lại cho Hồ Bình Minh.

Lê Huy Khánh thừa nhận Công ty Tầm Nhìn Mới bắt đầu hoạt động từ tháng 3/2022, nhưng theo đề nghị của Hồ Bình Minh, Khánh đã ký phát hành các chứng thư, báo cáo thẩm định giá lùi thời gian năm 2020, 2021 để hợp thức một số hồ sơ vay cho ngân hàng SCB.

Qua việc ký ban hành các chứng thư thẩm định giá, Khánh được Minh thanh toán khoảng 100 - 200 triệu đồng. Kết quả điều tra có đủ căn cứ xác định Giám đốc Công ty Tầm Nhìn Mới đã ký phát hành 2 chứng thư thẩm định giá nâng khống giá trị tài sản và ghi lùi ngày phát hành chứng thư giúp SCB hợp thức hồ sơ thế chấp tài sản đảm bảo, giải ngân cho khoản vay của 3 khách hàng với tổng số tiền giải ngân là 14.570 tỷ đồng; tổng nghĩa vụ trả nợ đến ngày 17/10/2022 là 15.523,7 tỷ đồng (gồm 14.570 tỷ đồng nợ gốc và 953,7 tỷ đồng nợ lãi).

Lê Huy Khánh đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” quy định tại khoản 4, Điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015. Như vậy, Lê Huy Khánh cùng Hồ Bình Minh liên đới gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền là hơn 11.714 tỷ đồng.

Công ty Thẩm định giá MHD

Với chức vụ là Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty MHD, khoảng giữa năm 2020, Hồ Bình Minh thống nhất với một số đối tượng thực hiện thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng SCB.

Hồ Bình Minh đã soạn thảo cùng với Khánh phát hành 2 chứng thư thẩm định giá nâng khống giá trị tài sản và ghi lùi ngày phát hành chứng thư giúp cho SCB hợp thức hồ sơ thế chấp tài sản đảm bảo, giải ngân cho khoản vay của 3 khách hàng với tổng số tiền giải ngân là 14.570 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 11.714 tỷ đồng.

Mặc dù Hồ Bình Minh không thừa nhận hành vi phạm tội nhưng căn cứ kết quả điều tra, có đủ căn cứ để khẳng định Hồ Bình Minh đã có hành vi thông đồng với Ngân hàng SCB (thông qua Bùi Ngọc Sơn) để nâng khống giá trị tài sản, phát hành lùi ngày chứng thư, giúp cho Ngân hàng SCB hợp thức hồ sơ thế chấp tài sản đảm bảo, giải ngân cho khoản vay của 3 khách hàng với tổng số tiền giải ngân là 14.570 tỷ đồng.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, hành vi của Hồ Bình Minh đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” quy định tại khoản 4, Điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015. Hồ Bình Minh cùng Lê Huy Khánh liên đới gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 11.714 tỷ đồng.

Công ty Thẩm định giá Thiên Phú

Năm 2016, Trần Thị Kim Ngân cùng chồng là Phan Đình Thiên và Trần Tuấn Hải thành lập CTCP Thẩm định giá Thiên Phú (Công ty Thiên Phú) và giữ chức vụ Tổng Giám đốc người đại diện theo pháp luật công ty.

Ngân thừa nhận trực tiếp tiếp nhận hồ sơ tài sản thẩm định giá theo yêu cầu của Ngân hàng SCB từ Trần Văn Nhị, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hãng kiểm toán ATC. Khi gửi hồ sơ, Nhị gửi kèm file có sẵn yêu cầu về giá trị tài sản thẩm định giá cần đạt được và ngày phát hành chứng thư là lùi ngày so với thời điểm nhận hồ sơ thẩm định giá (một số hồ sơ tài sản thẩm định giá, Nhị có gửi kèm chứng thư cũ).

Sau đó, Ngân chỉ đạo Trần Tuấn Hải tiến hành thẩm định giá theo yêu cầu của Trần Văn Nhị, thực hiện kiểm tra, đồng ý với nội dung dự thảo chứng thư, báo cáo thẩm định giá do Trần Tuấn Hải soạn thảo đã được nâng khống giá trị tài sản thẩm định giá gấp nhiều lần thực tế.

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Lộ diện 5 công ty thẩm định giá tiếp tay cho Trương Mỹ Lan
Ảnh minh họa

Kết quả điều tra xác định, từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020, Ngân đã ký đại diện pháp luật để Công ty Thiên Phú phát hành 2 chứng thư thẩm định giá nâng khống giá trị tài sản và ghi lùi ngày phát hành chứng thư giải ngân cho khoản vay của 65 khách hàng với tổng số tiền giải ngân là 105.656 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 110.064 tỷ đồng.

Công ty Tư vấn Dịch vụ về Tài sản - Bất động sản DATC

CTCP Tư vấn Dịch vụ Bất động sản DATC (Công ty DATC) thành lập vào năm 2008. Đỗ Xuân Nam là Phó Tổng Giám đốc đồng thời là thẩm định viên đã tiếp nhận yêu cầu thẩm định giá tài sản của Ngân hàng SCB, phát hành Chứng thư thẩm định giá tài sản nâng khống giá trị, ghi lùi ngày phát hành chứng thư để Ngân hàng SCB sử dụng phục vụ việc giải ngân vốn vay cho khách hàng.

Kết quả điều tra xác định, Đỗ Xuân Nam đã ký đại diện pháp luật để Công ty DATC phát hành chứng thư nâng khống giá trị và ghi lùi ngày phát hành chứng thư giúp cho Ngân hàng SCB họp thức hồ sơ thế chấp tài sản đảm bảo, giải ngân cho khoản vay của 4 khách hàng với tổng số tiền giải ngân là 3,238 tỷ đồng. Với hành vi này của Nam đã gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 4.278 tỷ đồng.

Công ty Thẩm định giá E XIM

Tại Công ty Thẩm định giá E XIM, năm 2014, Lê Kiều Trang tham gia góp vốn vào Công ty và giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc từ năm 2013, ngoài ra Trang còn là thẩm định viên trực tiếp thẩm định giá.

Theo yêu cầu của Ngân hàng SCB, Lê Kiều Trang đã tiếp nhận yêu cầu thẩm định giá tài sản, phát hành chứng thư thẩm định giá tài sản nâng khống giá trị, ghi lùi ngày phát hành chứng thư để Ngân hàng SCB sử dụng phục vụ việc giải ngân vốn vay cho khách hàng.

Kết quả điều tra đến nay xác định, từ năm 2017 đến năm 2019, Lê Kiều Trang đã tiến hành thẩm định giá, ký thẩm định viên để Công ty Exim phát hành 17 chứng thư nâng khống trị giá tài sản, giúp cho Ngân hàng SCB hợp thức hồ sơ thế chấp tài sản đảm bảo, giải ngân cho khoản vay của 11 khách hàng với tổng số tiền giải ngân là gần 1,141 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB 984.5 tỷ đồng.

Toàn cảnh 5 cuộc đại phẫu ngân hàng hơn 2 thập kỷ qua

Liên tục 5 đợt đại phẫu ngân hàng diễn ra 25 năm qua. Sau các đợt tái cơ cấu, có ngân hàng lột xác, có ...

Ngân hàng SCB lên tiếng về việc các cựu lãnh đạo bị khởi tố, truy nã liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát

Mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa có thông cáo báo chí phản hồi về vụ việc 8 cựu cán bộ, nhân viên ...

Vì sao sai phạm tại SCB bị “che mờ” trong thời gian dài?

Các sai phạm của Ngân hàng SCB được bưng bít, bao che, báo cáo không trung thực từ các cán bộ thanh tra thuộc Ngân ...

Thiên Thanh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán