Cụ thể, ngày đăng ký cuối cùng để lấy ý kiến cổ đông là ngày 13/7/2021, ngày giao dịch không hưởng quyền 12/7/2021. Nội dung lấy ý kiến là việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên 2021, ngân hàng lại thông qua việc không chia cổ tức 2020 mà giữ lại khoản lợi nhuận 8.851 tỷ đồng còn sau trích quỹ bắt buộc để phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, cuối năm 2020, vốn chủ sở hữu của VPBank đạt hơn 52.700 tỷ và có thể tăng lên đến 90.000 tỷ vào cuối năm 2021. Vốn chủ sở hữu của VPBank sẽ tăng mạnh dựa vào một số nguồn thu trong năm nay bao gồm: bán 50% vốn tại FE Credit, lợi nhuận năm 2021 và cơ hội gia tăng lợi nhuận đến từ bảo hiểm. Với lượng vốn như vậy, năm 2022, dự kiến ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 75.000 tỷ đồng.
Mặc dù nguồn vốn sẽ rất dồi dào nhưng theo ông Ngô Chí Dũng, VPBank vẫn đang lên kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược nước ngoài. Hồi trung tuần tháng 5, VPBank cũng đã khóa room ngoại ở mức 15%. Đây được cho là động thái mở đường cho đối tác chiến lược nước ngoài có thể nắm giữ 15% vốn cổ phần nhà băng này.
Sau khi lập đỉnh 72.000 đồng/cp hồi đầu tháng 6, giá cổ phiếu VPB giảm xuống vùng 66.000-68.000 đồng/cp và liên tục đi ngang trong thời gian gần đây. Chốt phiên giao dịch hôm nay (29/6), giá cổ phiếu VPB đứng ở mức 66.900 đồng/cp.
Diễn biến giá cổ phiếu VPB thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Linh Đan
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|