VPBank điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa lên 30%

(Banker.vn) Mới đây, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) vừa công bố thông tin về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa lên 30%.

Cụ thể, theo văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), VPBank công bố điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa (room ngoại) lên 30% vốn điều lệ của ngân hàng.

VPBank điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa lên 30%
VPBank điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa lên 30%

Theo đó, thời điểm chính thức điều chỉnh sẽ được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo thực hiện phương án chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.

Được biết, tính đến thời điểm 5/9/2023, room ngoại của VPBank là 17,72%, trong đó room ngoại còn trống 1,63% (109,7 triệu cổ phiếu).

Trước đó, tại ĐHĐCĐ 2023 của VPBank cũng đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để tăng vốn điều lệ và nâng tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPBank lên đến tối đa 30% vốn điều lệ.

VPBank chào bán gần 1,2 tỷ cổ phiếu (tương đương 15% vốn điều lệ) cho nhà đầu tư chiến lược là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (tính trên vốn điều lệ của VPBank sau khi hoàn thành việc phát hành cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài). Giá chào bán dự kiến 30.159 đồng/cp.

Sau khi trở thành cổ đông chiến lược của VPBank, Sumitomo Mitsui Banking Corporation bị hạn chế chuyển cổ phần theo quy định pháp luật liên quan. VPBank có thể thỏa thuận với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài về một số nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2023, Chủ tịch VPBank – ông Ngô Chí Dũng cho biết, VPBank là 1 trong 4 ngân hàng trong diện nhận tái cơ cấu ngân hàng yếu kém bắt buộc và hiện đang nghiên cứu đề xuất của các cơ quan chức năng. Trong dự thảo đề án, 4 ngân hàng tham gia thì 2 ngân hàng sẽ được nới room ngoại lên 49% nhưng còn phụ thuộc vào quá trình phê duyệt, đề xuất nghiên cứu.

Như vậy, sau khi điều chỉnh, room ngoại tại VPBank sẽ tăng lên mức trần 30% như các ngân hàng BID, SHB, STB, NAB, KLB,…

Về tình hình kinh doanh của VPBank, theo báo cáo tài chính riêng lẻ, tổng thu nhập hoạt động 6 tháng đầu năm của ngân hàng mẹ VPBank đạt 17.485 tỷ đồng, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lý do là 6 tháng đầu năm 2022 lợi nhuận của VPBank tăng đột biến do có khoản thu nhập bất thường từ phí trả trước bảo hiểm của AIA. Lợi nhuận ngân hàng mẹ 6 tháng đầu năm 2023 đạt gần 8.000 tỷ đồng.

Tính tới hết quý II/2023, các công ty con trong hệ sinh thái ghi nhận kết quả tích cực trong quý 2, đóng góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng.Tuy vậy, do khó khăn chung của thị trường, sự phục hồi của FE Credit chậm hơn dự kiến khiến lợi nhuận hợp nhất của VPBank không đạt kỳ vọng. Điểm tích cực là FE Credit bước đầu ghi nhận tình hình kinh doanh cải thiện với mức lỗ đã giảm dần so với đầu năm.

Theo báo cáo tài chính quý II/2023 hợp nhất của VPBank, kết thúc quý II/2023, huy động và cho vay của VPBank tăng trưởng tốt. Huy động tiền gửi khách hàng hợp nhất tăng 28% so với cuối năm 2022, đạt gần 388 nghìn tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng nằm trong top đầu thị trường khi so sánh với mức tăng trưởng huy động 3.3% của hệ thống ngân hàng trong 6 tháng đầu năm.

Đáng chú ý, tại ngân hàng mẹ, huy động của khối khách hàng cá nhân có mức tăng ấn tượng 45% nhờ chiến lược thu hút khách hàng phủ rộng, với loạt sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn phong phú. Cùng với đó, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng trong quý 2 ghi nhận mức tăng 23% so với quý trước đó, riêng khối Khách hàng cá nhân đạt mức tăng 39% so với quý 1. Tín hiệu tích cực từ xu thế tăng trưởng CASA của VPBank – đặt trong bối cảnh CASA tăng trưởng chậm trong các quý trước, phần nào phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong các chiến dịch marketing định kỳ, phủ mã QR, kết hợp với việc đa dạng hóa tính năng thanh toán, kích hoạt tài khoản trên ngân hàng số VPBank NEO.

Tín dụng hợp nhất của ngân hàng tính đến cuối tháng 6/2023 tăng hơn 10% so với đầu năm 2023. Riêng ngân hàng mẹ đạt mức tăng hơn 13% – cao hơn nhiều mức trung bình ngành (4,7%), nhờ đóng góp từ hai khối chiến lược với tỷ trọng chiếm hơn 60% trong tổng dư nợ của ngân hàng mẹ. Dư nợ tín dụng của phân khúc khách hàng cá nhân nói riêng đạt hơn 220 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 13% từ đầu năm.

Mặc dù tín dụng tăng trưởng tốt, song nợ xấu của VPBank cũng tăng mạnh. Tại thời điểm 30/6/2023, nợ xấu nhóm 4 và nhóm 3 của ngân hàng mẹ VPBank tăng lần lượt gấp 2 và gấp 3 lần, riêng nợ xấu nhóm 5 giảm nhẹ. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng mẹ ở mức 3,87%, tăng so với mức 2,8% cuối năm 2022.

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên chiều 5/9, giá cổ phiếu VPB được giao dịch quanh mức 21.200 đồng/cp, tăng khoảng18% so với thời điểm đầu năm. Thanh khoản bình quân trên 16 triệu cp/ngày.

Nợ xấu giai đoạn cuối năm vẫn là dấu hỏi lớn, cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn để đầu tư?

Kết thúc quý 2/2023, nhiều ngân hàng bất ngờ ghi nhận nợ xấu tăng vọt. Với diễn biến nợ xấu tăng chóng mặt như hiện ...

Bán ra 1,5 triệu cổ phiếu VPB, quỹ ngoại Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại VPBank

Mới đây, nhóm quỹ thành viên Dragon Capital đã bán ra 1,5 triệu cổ phiếu VPB của Ngân hàng VPBank và chính thức không còn ...

“Gà đẻ trứng vàng” FE Credit báo lỗ "khủng" gần 3.000 tỷ trong nửa đầu năm 2023

Với tình hình kinh doanh gặp khó khăn từ năm 2022, FE Credit mới đây tiếp tục báo lỗ nặng trong nửa đầu năm 2023.

Thanh Tuấn

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục