Vốn hóa vượt mốc tỷ Đô, doanh nghiệp "nhà" Vingroup so găng cùng Vietnam Airlines, Khang Điền,...

(Banker.vn) Tính tới thời điểm hiện tại, Vingroup đang nắm giữ 83,32% vốn tại VEF và là công ty mẹ của doanh nghiệp này.

Kết thúc ngày 13/3, thị trường chứng khoán đã chứng kiến một phiên giao dịch sôi động khi VN- Index đã tăng mạnh 25,5 điểm lên mức 1.270 điểm. Trên sàn HoSE, thanh khoản thị trường đạt mức 26.292 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) với 433 mã xanh, gấp 5 lần số mã giảm.

Sau một thời gian dài "im hơi lặng tiếng", cổ phiếu VEF của Công ty CP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) có nhịp tăng từ phiên 8/3 đến nay. Chi tiết, giá trị cổ phiếu VEF đã tăng 32,4% sau một tuần, từ 145.800 đồng/cp (đóng cửa ngày 07/03) lên 192.100 đồng/cp (đóng cửa ngày 14/03), mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 5/2022.

Vốn hóa vượt mốc tỷ Đô, doanh nghiệp
Cổ phiếu VEF đóng cửa phiên 14/3/2024 đạt mức 192.100 đồng/cp

Song song với động thái tăng giá, thanh khoản khớp lệnh cổ phiếu VEF cũng được cải thiện, đạt trung bình gần 26.300 đơn vị mỗi phiên. Đáng nói, phiên 13/3 ghi nhận mức thanh khoản cao nhất trong hơn một tháng, gần chạm mốc 55.000 đơn vị.

Nhịp tăng được nhắc tới của VEF đã giúp vốn hóa thị trường VEFAC vượt mốc 1 tỷ USD. Cụ thể, vốn hóa công ty đã tăng trưởng 7.864 tỷ sau một tuần, lên mức 32.154 tỷ đồng (tương đương hơn 1,3 tỷ USD). Có thể thấy rằng, giá trị của doanh nghiệp này đang ngang hàng với Vietnam Airlines hay Khang Điền, thậm chí vượt cả VNDirect, Kinh Bắc, Viglacera, Phát Đạt, FPT Retail...

Trong quá khứ, vào cuối tháng 1, cổ phiếu VEF cũng mới có nhịp tăng hơn 34,4% sau một tuần, từ 112.700 đồng/cp (kết phiên 19/1) lên 151.500 đồng/cp (kết phiên 26/01).

Theo tìm hiểu, tiền thân VEFAC là Khu Triển lãm Giảng Võ, thành lập năm 1974 với nhiệm vụ là tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật của đất nước, các sự kiện văn hóa, xã hội của TP Hà Nội và các Bộ, ngành Trung ương. Hiện VEFAC là nhà tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực hội chợ triển lãm.

VEFAC được biết đến là công ty con của Vingroup (HoSE: VIC), do tập đoàn này "nắm giữ" hơn 83% vốn. Theo tìm hiểu, doanh nghiệp còn được biết đến là chủ của khu "đất vàng" tại số 148 Giảng Võ và siêu dự án 1,5 tỷ USD tại Đông Anh.

Chi tiết, theo báo cáo thường niên năm 2022, VEFAC cho biết, tại Đông Anh doanh nghiệp đang triển khai 2 dự án là Khu đô thị mới tại các xã Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm (tổng giá trị đầu tư khoảng 34.879 tỷ đồng) và Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia (hơn 7.336 tỷ đồng). Hai dự án này có tổng diện tích hơn 300 ha, cách trung tâm Hà Nội 15 km và giáp tuyến đường quy hoạch nối từ cầu Tứ Liên đi vành đai 3.

Hai dự án được nhắc tới đã được Hà Nội duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 6/2020. Đối với dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia, tính đến thời điểm lập báo cáo thường niên đã giải phóng mặt bằng được 90 ha. Còn Khu đô thị mới đã giải phóng mặt bằng được 219/265 ha.

Một điều đặc biệt về doanh nghiệp này, dù công ty có doanh thu thấp chỉ vài trăm triệu đến vài tỷ nhưng vẫn báo lãi hàng trăm tỷ đồng mỗi quý. Ví dụ, như năm 2023, doanh thu 9 tỷ đồng, gấp gần 10 lần năm trước. Nhờ doanh thu hoạt động tài chính đạt 564 tỷ đồng, lợi nhuận VEFAC trong năm qua đạt mức 435 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước. Đây là mức lợi nhuận kỷ lục của doanh nghiệp từ trước đến nay.

Thực tế, không chỉ riêng năm 2023, các năm trước đó lợi nhuận của doanh nghiệp này đều không đến từ doanh thu của hoạt động kinh doanh chính mà chủ yếu từ hoạt động tài chính.

Về kết quả kinh doanh, VEF ghi nhận doanh thu thuần năm 2023 gần 9 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần so với năm 2022. Nhờ 564 tỷ đồng doanh thu tài chính nên lợi nhuận sau thuế năm 2023 của công ty đạt 434,9 tỷ đồng, tăng 36,1% so với năm 2022.

Kết thúc năm 2023, VEFAC có tổng tài sản hơn 9.803 tỷ đồng, tăng khoảng 1.105 tỷ so với thời điểm đầu năm (phần tăng chủ yếu là hàng tồn kho, ở mức 2.462 tỷ đồng). Lượng tiền mặt và tương đương tiền ở mức 1.330 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/12/2023, tiền và các khoản tương đương tiền của VEF đạt 1.330 tỷ đồng. Trong đó, gần 1.320 tỷ đồng là các khoản tương đương tiền bao gồm các khoản có thời gian thu hồi nhỏ hơn 3 tháng với lãi suất 8,5%/năm.

Tính đến cuối quý 4/2024 nợ phải trả của doanh nghiệp đạt 6.727 tỷ đồng, trong đó hoàn toàn đến từ nợ ngắn hạn. Tổng tài sản của VEFAC đạt 9.803 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cuối năm ngoái.

Về hàng tồn kho của doanh nghiệp đạt 2.463 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với cuối năm ngoái. Ghi nhận hàng tồn kho của VEFAC hoàn toàn đến từ các khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện đầu tư dự án Khu đô thị mới tại huyện Đông Anh (Hà Nội).

Chi phí xây dựng dở dang hơn 2.641 tỷ đồng nằm tại Dự án Tổ hợp Trung tâm Thương mại Dịch vụ và Nhà ở tại 148 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội; Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia; Dự án Đầu tư xây dựng KĐT mới Đông Anh; Dự án Khu chức năng Đô thị Nam đại lộ Thăng Long.

LNST quý II của DN sở hữu "đất vàng" Giảng Võ tăng gấp rưỡi, thị giá cổ phiếu tăng gấp đôi, đem lại 9.000 tỷ cho Vingroup

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam - VEF là chủ đầu tư nắm giữ trong tay nhiều dự án, trong đó nổi bật ...

Trúng thầu 1.300 tỷ đồng sau 2 tháng đầu năm, FECON kỳ vọng "xóa nhòa" khoản lỗ

Trong 10 năm kinh doanh của FECON, duy nhất năm 2023 doanh nghiệp này thua lỗ, ghi nhận con số âm 43 tỷ đồng.

Làn sóng thoái vốn tại Nam Long (NLG) chưa dừng lại, đơn vị liên quan tới Chủ tịch bán sạch cổ phiếu

Sau khi bán thành công 1.700.857 cổ phiếu NLG, tỷ lệ sở hữu của tổ chức này tại Nam Long đã về 0%.

Đức Huy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục