Tín dụng đã và đang ở ngưỡng cảnh báo | |
Dragon Capital đẩy mạnh mua ròng cổ phiếu STB của Sacombank |
Trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới đây, Công ty CP Chứng khoán VNDirect cho biết việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng mạnh 2 điểm % lãi suất điều hành sẽ tác động tiêu cực đến NIM của các ngân hàng khi chi phí vốn tăng và lãi suất cho vay khó có thể theo kịp.
Ảnh minh họa |
VNDirect nhận định, NHNN sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2023-2024 trong bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn nhiều biến động thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, chính sách “diều hâu” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gây áp lực lên tỷ giá và lãi suất, và áp lực lạm phát.
Cùng với tình trạng căng thẳng thanh khoản, ngành ngân hàng sẽ phải đối mặt với chi phí vốn tăng trong năm tới. Lãi suất liên ngân hàng đã tăng mạnh trong những tháng gần đây do NHNN hút tiền đồng từ hệ thống để cân đối tỷ giá, doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn, và sự kiện xoay quanh SCB. Tuy đã hạ nhiệt, lãi suất liên ngân hàng dự báo sẽ tiếp tục ở quanh vùng 5-6% cho kỳ hạn qua đêm.
Liên quan đến lãi suất huy động, sau khi NHNN tăng lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại đã nhanh chóng nâng mạnh lãi suất huy động ở mọi kỳ hạn. Sang 2023, khi chi phí vốn của ngành ngân hàng sẽ tăng mạnh, NIM của các ngân hàng cũng sẽ thu hẹp.
Chuyên gia VNDirect cho rằng lợi suất tài sản khó có thể tăng đủ mạnh để bù đắp do lãi suất cho vay khó tăng mạnh khi chính phủ đang kêu gọi giảm lãi suất để chia sẻ gánh nặng cùng khách hàng.
Theo đó, những ngân hàng có tỷ trọng cho vay bán lẻ và tỷ lệ CASA cao sẽ có khả năng chống chọi với việc NIM bị thu hẹp. Hiện VIB và ACB là hai ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ cao nhất trong danh mục theo dõi của VNDirect lần lượt ở mức 87% và 64%. VietinBank, VPBank, TPBank, và MB cũng là những cái tên đáng chú ý khi đã thành công trong việc tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ trong năm nay.
Trên phương diện CASA, Techcombank, MB và Vietcombank là những ngân hàng có tỷ lệ CASA tốt nhất hệ thống. Vietcombank đặc biệt gây ấn tượng khi đã là một trong số ít ngân hàng cải thiện được tỷ lệ CASA từ đầu năm, với động lực chính đến từ chính sách “zero-fee” ngân hàng đã triển khai từ đầu năm nay, công ty chứng khoán cho hay.
Cũng theo báo cáo này, tăng trưởng tín dụng được dự báo sẽ chậm lại và đạt khoảng 12% năm 2023 do thị trường BĐS kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc và lãi suất cao. Các chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp trầm lắng và lãi suất tăng cao làm ảnh hưởng lên nhu cầu vay mua nhà.
Xuất khẩu, một trong những trụ cột tăng trưởng chính của Việt Nam sẽ giảm tốc và ước đạt 9,5% trong năm 2023. Hơn nữa, các doanh nghiệp sẽ tạm thời ngưng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh lãi suất tăng cao và nhu cầu tiêu dùng suy yếu.
Bên cạnh đó, lạm phát dự kiến vẫn sẽ ở mức cao dù lạm phát toàn cầu đã có dấu hiệu đạt đỉnh. Nhóm chuyên gia cho rằng lạm phát tại Việt Nam vẫn có thể duy trì mức cao do mức tăng tiền lương 20,8%, có hiệu lực từ tháng 7/2023 và sự tăng giá ở các dịch vụ như y tế, vận tải công cộng,…
Ngoài ra, căng thẳng thanh khoản cũng là một nguyên nhân làm chậm lại đà tăng trưởng tín dụng. Vào cuối quý III/22, các ngân hàng đều ghi nhận chỉ số LDR tăng mạnh, một số ngân hàng đã gần chạm ngưỡng quy định (85%).
"Trong năm 2022, tín dụng hệ thống đã tăng 14,5%, cao hơn mức cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tín dụng chỉ tăng thêm khoảng 5% từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 12, tức 6 tháng tăng 9,5% so với đầu năm - chậm lại rõ rệt khi ổn định kinh tế vĩ mô vẫn đang là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong năm 2022 và kể cả 2023-2024," báo cáo viết.
Hồng Giang
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|