VN-Index "trả điểm", cổ phiếu bank giữ vững sắc xanh

(Banker.vn) Trong phiên giao dịch đầu tuần mới, mặc dù cổ phiếu bank tiếp tục giữ giá tuy nhiên VN-Index chưa thể chuyển sắc xanh.

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 12/4/2024, thị trường chứng khoán bắt đầu xuất hiện tín hiệu kém khởi sắc với 107 mã tăng, 354 mã giảm, qua đó quay trở lại mốc 1.270 điểm. Thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể so với phiên hôm qua, tương ứng 10,9 nghìn tỷ đồng.

Tại nhóm VN30, SHB, GVR, BID là các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng. Đáng chú ý, SHB là cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi lộ trần ngay trong đầu phiên sáng. Chiều ngược lại, VRE là cổ phiếu tiêu cực nhất nhóm khi giảm khoảng 2,3% cùng thanh khoản cao.

VN-Index
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch sáng nay.

Tại nhóm đầu tư công, sắc đỏ có phần lấn át trong phiên giao dịch sáng nay. Kết phiên sáng, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... phân hóa trong sắc xanh với đà giảm khoảng 2%. Các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... diễn biến cùng chiều với biến động lớn hơn.

Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần chững nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận đà giảm khoảng 1%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, TIS,... biến động không đáng kể. Cá biệt, cổ phiếu POM tiếp tục nằm sàn sau khi HOSE ấn định ngày hủy niêm yết bắt buộc.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có phần suy yếu, dẫn tới sắc xanh bao trùm khắp ngành. Trong cuối phiên sắc đỏ là màu chủ đạo. AGR và MBS là 2 cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm. Ngược chiều, HHS đóng cửa trong sắc đỏ với đà giảm trên 2% cùng thanh khoản ngang mức trung bình.

Trong diễn biến khác, dòng tiền tiếp tục tăng đáng kể tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tại nhóm VN30, cùng chiều với SHB, các mã như BID, MBB, CTG, VCB đồng loạt tăng điểm với thanh khoản cao.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên, PVD, PVS, BSR, PVC bắt đầu hồi phục với thanh khoản tăng dần.

Ngoài ra, lực mua có phần hạ nhiệt tại nhóm BĐS trong phiên sáng nay. Kết phiên giao dịch sáng 15/4, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh, đỏ với giao động từ 2% - 5%. Cá biệt, cổ phiếu QCG tiếp tục tăng trần cùng với khối lượng đột biến.

Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch sáng 15/4, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index lui về vùng 239 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, tương đương 46 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, VIG là mã tích cực nhất nhóm khi duy trì mức tăng trên 1%. Ngược lại, DDG lộ sàn qua đó là cổ phiếu kém sắc nhất nhóm.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 23 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 420 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR đóng cửa tại mốc 19.800 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 7,9 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 362 nghìn đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 10.800 đồng.

Tổng quan trong phiên giao dịch đầu tuần, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là điểm nhấn khi duy trì được sắc xanh. Đáng chú ý, SHB là cổ phiếu tích cực nhất nhóm. Đà tăng của cổ phiếu SHB diễn ra trong bối cảnh Phó Chủ tịch của ngân hàng đăng ký mua vào hàng trăm triệu cổ phiếu.

Cụ thể, ông Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB - HOSE: SHB) đăng ký mua 100,2 triệu cổ phiếu SHB. Nếu giao dịch thành công, vị Phó Chủ tịch sẽ tăng sở hữu lên 101,1 triệu cổ phiếu, tương ứng với 2,79% vốn. Thời gian giao dịch dịch dự kiến từ ngày 19/4 đến 17/5.

Cổ phiếu SHB ghi nhận giảm 8% qua 3 tháng gần nhất, khối lượng giao dịch bình quân phiên khoảng 26 triệu cp. Chiếu theo giá 11.300 đồng/cp kết phiên 12/4, con trai Bầu Hiển cần chi khoảng 1.132 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, bà Đỗ Thị Minh Nguyệt, chị gái ông Đỗ Quang Hiển, muốn thoái toàn bộ 25,7 triệu cp, tương ứng với 0,71% vốn. Thời gian giao dịch giống như ông Vinh. Ước tính theo thị giá gần nhất, bà Nguyệt có thể thu về khoảng 290 tỷ đồng.

Sắp tới, SHB dự kiến tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào 26/4. Cuộc họp lần này, cổ đông sẽ bầu bổ sung 1 thành viên hội đồng quản trị độc lập.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong năm 2023, ngân hàng SHB ghi nhận thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 20.523 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2022, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 7.470 tỷ đồng, giảm 3,4% so với năm 2022.

Đặc biệt, nhờ các nỗ lực tiết giảm chi phí, tỷ lệ tổng chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoạt động (CIR) của Ngân hàng SHB chỉ còn 23%, lọt top các ngân hàng kiểm soát chi phí tốt nhất trong nhiều quý liên tiếp, nhờ các nỗ lực liên tục tự động hoá, số hoá hoạt động vận hành.

Cổ phiếu tiềm năng phiên 15/4: PHR, VCB, GVR

Trong tuần giao dịch tơi,s các cổ phiếu PHR, VCB, GVR được công ty chứng khoán kỳ vọng sẽ sớm bứt phá trở lại.

Thanh khoản "nghỉ ngơi" chờ thông tin mới

Với việc thanh khoản có dấu hiệu sụt giảm, giới phân tích cho rằng, thị trường chứng khoán đang trong vùng trống thông tin, dẫn ...

Tìm dấu vết siêu cổ phiếu trong bối cảnh thị trường uptrend

Tại buổi tọa đàm với chủ đề "Năm rồng - gồng lãi" do Chứng khoán DNSE tổ chức ngày 12/4, các chuyên gia nhận định ...

Minh Hiếu

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán