Tại báo cáo chiến lược tháng 9, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp do tác động đan xen cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực. Bất chấp triển vọng ảm đạm toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục cho thấy sự phục hồi bền bỉ, giúp VND giảm giá ít hơn so với các đồng nội tệ khác trong khu vực như Thái Lan, Phillipines, Malaysia, và Indonesia.
VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.250-1.315 điểm. Hình minh họa |
Do đó, VDSC kỳ vọng dòng tiền từ nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục quay trở lại Việt Nam như ghi nhận trong 5 tháng gần đây. Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, thực phẩm & đồ uống, bán lẻ và dầu khí sẽ luân phiên vai trò hỗ trợ VN-Index chinh phục mốc 1.300. Trong khi đó, những diễn biến tiêu cực từ thế giới như Fed nâng lãi suất, các vấn đề của Trung Quốc hay căng thẳng địa chính trị sẽ là những rủi ro giảm đối với thị trường chứng khoán. Trong kịch bản cơ sở, VDSC kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.250-1.315 điểm.
VDSC đánh giá nội tại tích cực sẽ là động lực hỗ trợ diễn biến thị trường. Điểm tích cực là các dữ liệu vĩ mô của Việt Nam tốt hơn kỳ vọng và các giải pháp cải thiện hoạt động giao dịch trên TTCK đang được nhà điều hành thực hiện. Ngoài ra, với việc tiền gửi của nhà đầu tư tại công ty chứng khoán vẫn duy trì ở mức cao kể từ đợt điều chỉnh trong quý II, VDSC cho rằng, dòng tiền thông minh sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong những phiên điều chỉnh. Nhờ hoạt động bắt đáy, VN-Index có thể nhanh chóng phục hồi trong những nhịp thị trường điều chỉnh.
Sự quyết liệt của Fed với mục tiêu kiểm soát lạm phát và các vấn đề của Trung Quốc sẽ là những rủi ro giảm đối với thị trường. Đặc biệt, từ cuộc họp Jackson Hole gần đây, Fed cho thấy ý chí cứng rắn trong việc kiểm soát lạm phát thông qua việc tăng lãi suất. Xác suất tăng 75 điểm cơ bản vẫn trên 50%. Đối với Trung Quốc, các chính sách Zero-covid nhất quán và đợt hạn hán gần đây, sẽ không chỉ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia này mà còn gián tiếp gây thêm áp lực lên triển vọng tăng trưởng toàn cầu ở hiện tại, vốn đang trở nên ảm đạm do Covid và lạm phát.
Về chiến lược đầu tư, VDSC cho biết, thị trường đã hồi phục trong gần 2 tháng qua khi những thông tin về lạm phát dần được “tiêu hóa” và giá dầu trong xu hướng điều chỉnh đã phát đi những tín hiệu tích cực về kỳ vọng lạm phát có thể đã tạo đỉnh. Trong khi VDSC cho rằng, thị trường vẫn có thể hướng tới vùng 1.300 điểm trong ngắn hạn trước thông tin hỗ trợ như nới room tín dụng, việc Fed và các ngân hàng trung ương khác tỏ ra quyết liệt hơn trong việc thực thi chính sách kiềm chế lạm phát vẫn đang tạo áp lực lên tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như áp lực tới tâm lý đầu tư trên thị trường trong trung hạn.
Trước kỳ vọng này, nhà đầu tư nên cân nhắc chốt lời ở những cổ phiếu đã tăng nhiều hoặc đang có mức định giá (P/E, P/B) quá cao so với mặt bằng chung và duy trì tỷ trọng cổ phiếu và tiền mặt ở mức cân bằng để có thể kiên nhẫn để chờ mua khi giá cổ phiếu rơi về mức thấp. Trong ngắn hạn, nhà đầu tư có thể lưu ý tới nhóm cổ phiếu dầu khí.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.
Thị trường chứng khoán đang "đói" thông tin tích cực Thực tế, tháng 9 hàng năm không có nhiều thông tin hỗ trợ thị trường ngoài một số doanh nghiệp đưa ra ước tính kết ... |
VDSC: Khuyến nghị mua cổ phiếu PC1, giá mục tiêu 43.800 đồng/CP CTCK Rồng Việt (VDSC) vừa đưa ra báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh quý II của Công ty CP Tập Đoàn PC1 (PC1). ... |
Tìm hiểu chỉ số CIR, ý nghĩa và cách tính chỉ số Trên thị trường chứng khoán, CIR là chỉ số quan trọng được nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích, đánh giá ngành ngân ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|