Trong phiên giao dịch chiều ngày 29/3/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục gặp phải áp lực chốt lời với thanh khoản tương đối cao. Theo đó, VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay với mức giảm 0,47%, qua đó quay trở lại mốc 1.284 điểm. Thanh khoản thị trường ghi nhận con số trên 23nghìn tỷ đồng.
Tại nhóm VN30, VIB, VRE, ACB là 3 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng của thị trường. Đáng nói, VIB tiếp tục là mã tích cực nhất nhóm, tuy nhiên đà tăng cũng không quá ấn tượng. Chiều ngược lại, PLX là một trong số ít mã giảm điểm với biên độ trên 1%, qua đó là mã tiêu cực nhất nhóm.
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch hôm nay. |
Tại nhóm đầu tư công, so với phiên sáng, sắc đỏ có phần lấn át. Kết phiên chiều, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... tiếp tục xu hướng tăng với thanh khoản tương đối. Cùng chiều, các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... đóng cửa trong sắc đỏ với đà giảm quanh 2%.
Diễn biến cùng chiều, nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần giữ nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận mức mức giảm quannh 1%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, POM, TIS,... không thay đổi quá nhiều so với diễn biến của phiên sáng.
Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền tiếp tục suy giảm so với phiên sáng, dẫn tới diễn biến phân hóa rõ ràng. So với phiên sáng, số lượng mã giảm điểm tiếp tục chiếm lại ưu thế. Các cổ phiếu VND, SSI, FTS, BSI, HCM,... đồng loạt giảm điểm với mức độ không quá lớn.
Trong diễn biến khác, nhóm ngân hàng ghi nhận sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Ngoài VIB các cổ phiếu cùng ngành như ACB và VPB tiếp tục giữ sắc xanh với thanh khoảng tương đối cao. Ngược chiều, các mã vốn hóa lớn như TCB, BID, VCB đồng loạt chìm trong sắc đỏ với biến động tương đối.
Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên chiều, PVD, PVS, BSR, PVC phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen với thanh khoản tương đối.
Ngoài ra, lực bán bất ngờ suy giảm đáng kể tại nhóm BĐS trong phiên chiều nay. Kết phiên giao dịch chiều 29/3, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh giao động từ 1% - 3%.
Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 29/3, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến về vùng 242 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX tiếp tục được duy trì mức cao, tương đương 80 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 1.700 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, VCS là mã mạnh nhất nhóm khi tăng trên 2%. Bên cạnh đó, NRC là mã tiêu cực nhất nhóm khi giảm 2,43%.
Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Cổ phiếu BSR không biến động quá nhiều khi đóng cửa tại mốc 19.300 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 4,7 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp trên 1,2 triệu đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.400 đồng.
Tổng quan, trong phiên giao dịch cuối cùng của quý I/2024, thị trường chứng khoán đã gặp phải áp lực chốt lời với mức độ vừa phải. Tính từ đầu tháng 1 năm nay, thị trường chứng khoán ghi nhận mức tăng tương đối mạnh. Đà tăng của thị trường trong quý I một phần phản ánh kỳ vọng của NĐT vào tốc độ hồi phục của nền kinh tê.
Theo Số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023. Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,77%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,73%; khu vực dịch vụ chiếm 43,48%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02%.
Trong bức tranh chung của nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng, sản xuất công nghiệp khởi sắc và tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023. Tại đây ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,98%.
Cũng trong quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1,537 triệu tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Điều này sức mua của nền kinh tế đang tiếp tục xu hướng hồi phục.
Xuất, nhập khẩu hàng hoá cũng là một điểm sáng của nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm. Cụ thể trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá trong 3 tháng đầu năm ước đạt 84,98 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 26,2 tỷ USD. Còn Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 29,4 tỷ USD. Tính chung tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tâm điểm tháng 4 gọi tên nhóm cổ phiếu nào? Dòng tiền được dự báo sẽ bị rút mạnh khỏi 3 nhóm bank - chứng - thép, vậy cổ phiếu nào sẽ là tâm điểm ... |
Lợi nhuận VietABank giảm nhẹ sau kiểm toán, mảng chứng khoán đầu tư tăng 870% so với năm trước Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) vừa công bố báo cáo kiểm toán năm 2023 với nhiều điểm sáng: Tổng tài sản, Tiền ... |
Dòng tiền cá mập đua nhau "xả hàng", thị trường chuyển xanh sang đỏ Diễn biến phiên giao dịch 29/03, dòng tiền cá mập liên tục "chốt hàng" từ thời điểm mở cửa, áp lực lên chỉ số thị ... |
Minh Hiếu
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|