VinFast có phiên giao dịch đầu tuần hứng khởi, giành lại ngưỡng vốn hóa 40 tỷ USD

(Banker.vn) Bước sang tuần mới, cổ phiếu VFS đã có một phiên giao dịch đầy hứng khởi. Sắc xanh trở lại đã đưa vốn hoá VinFast lên mức 40 tỷ USD, tăng khoảng 8% so với tuần trước đó.
VinFast có phiên giao dịch đầu tuần hứng khởi, giành lại ngưỡng vốn hóa 40 tỷ USD
Sắc xanh trở lại, vốn hoá VinFast lên mức 40 tỷ USD.

Với sự hưng phấn của nhà đầu tư trong phiên giao dịch đầu tuần, mở cửa phiên giao dịch ngày 21/8, cổ phiếu VFS của VinFast bắt đầu giao dịch giao dịch 16,78 USD/cp, tăng khoảng 8% so với phiên giao dịch trước.

10 phút đầu tiên của phiên giao dịch diễn ra một cách đầy kịch tính. Vừa vào đầu phiên, lượng mua vào tăng cao với hơn 94 nghìn đơn vị khớp lệnh đã đẩy giá cổ phiếu lên mức 17,65 USD chỉ sau 2 phút nhập cuộc.

Tuy nhiên, áp lực bán dồn dập sau đó đã khiến VFS rơi xuống vùng giá 16 USD/cp. Đây cũng là mức thấp nhất ghi nhận trong phiên giao dịch.

Rất nhanh sau đó, liên tiếp các đợt mua vào đã đưa cổ phiếu của VinFast từng bước hồi phục, vượt mức 17 USD/cp, tiến sát mức 19 USD/cp. Chỉ trong chưa đầy 1 tiếng, đã có hơn 1 triệu cổ phiếu VFS được giao dịch. Đây là con số rất lớn nếu đem so với số lượng cổ phiếu giao dịch tự do của VinFast là 4,5 triệu đơn vị.

Trong khoảng 45 phút sau đó, từ 10h25 đến 11h10 (theo giờ Mỹ), cổ phiếu VFS ở trong thế giằng co, dao động trong vùng giá từ 17,5 USD/cp đến 18 USD/cp, trước khi chứng kiến đợt giảm mạnh thứ hai trong phiên, rớt xuống ngưỡng 16,53 USD/cp.

VinFast có phiên giao dịch đầu tuần hứng khởi, giành lại ngưỡng vốn hóa 40 tỷ USD
Cổ phiếu VFS của VinFast đóng cửa ở mức 17,58 USD/cp, tăng 14,16%

Tuy nhiên, mã này đã nhanh chóng bật tăng trở lại vùng giá 17,4 USD/cổ phiếu. Sau nhịp hồi phục rất ngắn, cổ phiếu này tiếp tục rơi vào trận giằng co thứ hai, nhưng trong biên độ cực nhỏ, ở vùng giá tiệm cận mức 17 USD.

Một tiếng cuối cùng trước khi khép lại phiên giao dịch, một đợt mua vào lớn đã đưa cổ phiếu VFS trở lại đà tăng. Cộng hưởng với tín hiệu tích cực trên sàn, khi chỉ số Nasdaq Composite tăng lên mức 13.500 điểm, cổ phiếu của VinFast đóng cửa ở mức 17,58 USD/cp, tăng 14,16%. Khối lượng giao dịch trong phiên là hơn 2,1 triệu đơn vị khớp lệnh.

Như vậy, cổ phiếu của VinFast đã khởi đầu tuần mới một cách đầy tích cực. Cùng với đà tăng của cổ phiếu, vốn hoá của VinFast lên mức 40,4 tỷ USD. Trong khi đó, tài sản của nhà sáng lập, tỷ phú Phạm Nhật Vượng được cộng thêm 2,2 tỷ USD. Dữ liệu thời gian thực của Forbes cập nhật, ông Vượng đang sở hữu khối tài sản có giá trị 23,5 tỷ USD và xếp thứ 68 trong bảng xếp hạng tỷ phú thế giới.

VinFast có phiên giao dịch đầu tuần hứng khởi, giành lại ngưỡng vốn hóa 40 tỷ USD
Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được cộng thêm 2,2 tỷ USD

Tuần trước, mặc dù đã có một màn ra mắt “hừng hực khí thế” trong phiên đầu tiên với mức giá 37,11 USD/cp nhưng diễn biến những ngày tiếp theo của VFS lại không mấy khả quan. Sau 4 ngày giao dịch chính thức trên sàn Nasdaq, mã này đã có một cú trượt dài, khép lại tuần đầu với mức đóng cửa là 15,40 USD/cp.

Kết quả kém vui đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến những người “anh em” của VinFast trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong phiên giao dịch ngày 21/8, hai mã cổ phiếu VIC và VHM tiếp tục chìm sâu trong sắc đỏ, lần lượt giảm ở mức 1,64% và 1,41%. Điểm sáng là cổ phiếu VRE đã ngược chiều tăng điểm.

Trở lại với những diễn biến của cổ phiếu VFS trên sàn Nasdaq tuần vừa qua, giới tài chính cho rằng, sự biến động trong những ngày đầu tiên chưa nói lên được điều gì, khi mà lượng cổ phiếu được giao dịch của VinFast rất nhỏ. Mặt khác, phải mất nhiều tháng mới có thể đánh giá được “phong độ” của một cổ phiếu, đặc biệt là điều này liên quan mật thiết tới sức khỏe của công ty niêm yết.

Như Kinhtechungkhoan.vn đã từng đề cập trong các bài viết trước đó, các chuyên gia và các nhà đầu tư vẫn nhắc đi nhắc lại về việc cổ phiếu của các công ty niêm yết qua SPAC thường giảm điểm sau phiên chào sàn bùng nổ.

Dù vậy, các nhà đầu tư yêu mến VinFast vẫn có thể tin tưởng vào những diễn biến tích cực của VFS trên thị trường chứng khoán Mỹ khi cổ phiếu này đang có mức tăng trưởng khá tốt trong phiên giao dịch ngày 21/8, nếu so sánh với các đối thủ cũng niêm yết qua SPAC như nó.

Cụ thể, cũng trên sàn Nasdaq, cổ phiếu LCID của hãng xe điện Mỹ Lucid trên sàn Nasdaq chỉ tăng vỏn vẹn 1,29% và đóng cửa ở mức 6,26 USD/cp. Trong khi đó, trên sàn NYSE, cổ phiếu NIO của thương hiệu Trung Quốc NIO tăng 2,92%, chốt phiên giao dịch ở mức 10,95 USD/cp, còn mã FRS của Fisker (Mỹ) chỉ tăng 1,81%, đóng cửa ở mức 5,63 USD/cp.

VinFast có phiên giao dịch đầu tuần hứng khởi, giành lại ngưỡng vốn hóa 40 tỷ USD
Diễn biến cổ phiếu ngày 21/8 của các hãng xe điện niêm yết cổ phiếu qua SPAC
VinFast khởi động chiến lược bán hàng B2B trên đất Mỹ, tạo hướng đi khác biệt so với Tesla

Sau màn ra mắt ấn tượng trên sàn Nasdaq, VinFast một lần nữa khuấy động sự quan tâm của người tiêu dùng Mỹ với chiến ...

VinFast "Mỹ tiến" chưa lâu, Vinhomes "rục rịch" chào bán 500 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế

Kế hoạch huy động vốn ngoại thông qua kênh trái phiếu được Vinhomes công bố ngay khi VinFast chính thức có phiên giao dịch đầu ...

Gotion - hãng sản xuất pin Trung Quốc đã rót 150 triệu USD vào VinFast là ai?

Nhà sản xuất pin Trung Quốc Gotion đã chi 150 triệu USD để sở hữu 15 triệu cổ phiếu phổ thông, tương đương 0,7% vốn ...

Thái Hà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán