Mới đây, Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS) vừa thông báo về việc có những cá nhân, đơn vị sử dụng nhiều phương pháp và thủ đoạn khác nhau để mạo danh taxi Vinasun, gây ảnh hưởng đến uy tín, thiệt hại đến cả Doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Vinasun cho biết, gần đây Công ty nhận được nhiều phản ánh từ phía khách hàng về việc có cá nhân, đơn vị đã sử dụng các phương thức, thủ đoạn như tạo lập các website, giả mạo số điện thoại tổng đài thương hiệu Taxi Vinasun, gây nhầm lẫn cho khách hàng có nhu cầu đặt xe.
Không ít xe là “xe dù”, “xe mù”, đã mạo nhận là taxi Vinasun tăng cường… Khi có người đặt, các đối tượng sẽ nhắn thông tin cuốc xe trên các nhóm mạng xã hội do họ tạo lập, thu phí các tài xế tham gia để điều xe đến đón khách theo địa chỉ, số điện thoại do đối tượng cung cấp.
Theo Vinasun, hành vi này đã vi phạm các quy định trong hoạt động thương mại sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tính sai giá, kê giá cao, gây nhiều thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tinh thần của khách hàng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của khách hàng cũng như làm tổn hại đến hình ảnh, uy tín và thương hiệu của Công ty. Đồng thời, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh du lịch và trật tự an toàn xã hội của thành phố.
Vinasun thông tin, vừa qua, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (ANM&PCTPSDCNC) Công an TP. Hồ Chí Minh cũng đã điều tra, làm rõ, và xử lý một số đối tượng có hành vi giả mạo số điện thoại tổng đài gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, công việc kinh doanh của công ty taxi Vinasun trên địa bàn thành phố.
Công ty cho biết đã thu thập các chứng cứ, tài liệu về các hành vi vi phạm như trên, đã tiến hành khởi kiện 4 Công ty khác và đã được Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh thụ lý vào ngày 11/12/2023.
Một trong số các doanh nghiệp bị khởi kiện là Công ty TNHH Vận tải Taxi Sài Gòn. Đơn khởi kiện của Vinasun yêu cầu Doanh nghiệp này chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Vinasun, đồng thời buộc Doanh nghiệp đăng lời xin lỗi công khai lên các phương tiện truyền thông, báo chí. Tuy vậy, Vinasun cho biết tình trạng giả mạo vẫn diễn ra và có dấu hiệu gia tăng.
Liên quan đến vấn đề cổ đông ngoại không thể thoái vốn tại Vinasun, trong thông báo mới nhất, TAEL Two Partners Ltd đã báo cáo không bán ra bất kỳ cổ phiếu VNS của Công ty CP Ánh Dương Việt Nam trong tổng số 2,5 triệu cổ phiếu đã đăng ký trong suốt từ 17/10 đến 27/10/2023. Nguyên nhân do thanh khoản thị trường thấp. Như vậy, tổ chức ngoại này hiện vẫn nắm hơn 12,4 triệu cổ phiếu VNS, tương ứng tỷ lệ 18,3% vốn.
Ngay sau khi bán không thành công, TAEL Two Partners Ltd tiếp tục đăng ký bán ra 2,5 triệu cổ phiếu VNS theo phương thức khớp lệnh, thời gian giao dịch dự kiến từ 31/10 đến 29/11/2023. Mục đích đưa ra nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.
Được biết, TAEL Two Partners Ltd có quốc tịch tại “thiên đường thuế” Cayman và là thành viên thuộc TAEL Partners - công ty quản lý đầu tư được thành lập năm 2007, trụ sở tại Singapore. TAEL tập trung đầu tư vào các công ty tăng trưởng tại các nước khu vực châu Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Vinasun chính là khoản đầu tư đầu tiên của quỹ ngoại này tại Việt Nam.
Vào năm 2013, tổ chức này đã mua 3 triệu cổ phiếu VNS (6,9%) qua đợt phát hành riêng lẻ với mức giá 45.000 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị 135 tỷ đồng. Sau đó, TAEL liên tiếp mua thêm cổ phiếu VNS, qua đó gia tăng sở hữu lên 18,3%. Theo ước tính, quỹ đã bỏ ra 383 tỷ đồng để nắm giữ lượng cổ phần trên.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, Vinasun có hơn 940 tỷ đồng doanh thu, tăng 23% và lãi gần 126 tỷ đồng, sụt 3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp này hoàn thành gần 70% chỉ tiêu doanh thu và 60% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Giảm lãi nhưng bức tranh kinh doanh của VNS vẫn tích cực hơn hẳn giai đoạn 2020-2021. Thời gian đó, doanh nghiệp từng dẫn đầu thị phần taxi tại TP. Hồ Chí Minh chỉ đầu tư 73 xe mới trong khi thanh lý hơn 2.900 chiếc. Công ty cũng cắt giảm hơn 2.500 việc làm, trong đó có khoảng 1.800 tài xế.
Gần hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 194 tỷ tạm ứng cổ tức 2023 Năm 2023, Nhựa Tiền Phong dự kiến duy trì mức chia cổ tức bằng năm ngoái là 20%, đồng thời lên kế hoạch kinh doanh ... |
Một doanh nghiệp nhựa báo lãi trước thuế 500 tỷ, sắp chia cổ tức 1.500 đồng/cp Mới đây, VISC đã có báo cáo đánh giá về triển vọng của Nhựa Tiền Phong (NTP). Theo VISC, Nhựa Tiền Phong sẽ được hỗ ... |
Nhựa Tiền Phong (NTP) báo lãi kỷ lục trong năm 2023 Với kết quả đạt được, Nhựa Tiền Phong đã hoàn thành vượt 23% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2023 dù mới thực hiện 88% ... |
Tiểu Vy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|