Mới đây, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – Công ty CP (Vinalines, UPCoM: MVN) đã công bố quyết định đầu tư góp vốn thành lập Công ty CP Vận tải container VIMC (VIMC Lines). Theo đó, tổng giá trị vốn góp là 1.014,55 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ sở hữu 99,956% vốn điều lệ của VIMC Lines.
Được biết, hình thức góp vốn là bằng tài sản và tiền. Trong đó, phần vón góp bằng tài sản thuộc sở hữu của Vinalines gồm có hơn 12,64 triệu cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng/cp tại Công ty CP Cảng VIMC Đình Vũ; 4,59 triệu cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng/cp tại Công ty CP Phát triển Hàng hải (Vimadeco, HNX: VMS); 500 container 20’DC và 500 container 40’HC. Phần vốn góp bằng tiền được xác định bằng tổng giá trị vốn góp trừ đi giá trị các tài sản kể trên.
Phương án góp vốn của Vinalines |
Về thời điểm góp vốn, Vinalines cho biết, Tổng công ty sẽ tiến hành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày VIMC Lines được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong một diễn biến khác, ngày 29/1, theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Vinalines đã bán đấu giá công khai thành công hơn 1,3 triệu cổ phần, tương ứng 26,5% vốn điều lệ tại Công ty CP Vận tải biển Hải Âu (SESCO, UPCoM: SSG). SESCO có tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước và được cổ phần hóa vào năm 2000. Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải biển và viễn dương, hiện đang sở hữu 1 tàu biển có trọng tải trên 13.316 tấn, tuổi tàu bình quân là 12 tuổi, chủ yếu hoạt động ở khu vực Đông Nam Á và Bắc Á.
Về kết quả đấu giá, bên mua bao gồm 2 nhà đầu tư cá nhân, nộp tiền mua từ ngày 29/01 -03/02/2024. Với mức giá thành công là 22.300 đồng/cổ phần, kết thúc thương vụ, Vinalines đã thu về tổng cộng hơn 29,5 tỷ đồng.
Ngoài ra, Vinalines cũng sẽ đã thoái vốn tại Công ty CP Hàng hải Sài Gòn (UPCoM: SHC) thông qua phương thức bán đấu giá cổ phần tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Cụ thể, 437.400 cổ phần, tương đương 10,15% vốn điều lệ của Hàng hải Sài Gòn sẽ được đấi giá với mức khởi điểm 22.600 đồng/cp và không hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Vinalines báo lãi đột biến trong quý IV/2023 |
Trở lại với Vinalines, về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 cho thấy, trong bối cảnh hoạt động kinh doanh cốt lõi khó khăn, hoạt động tài chính lại trở thành điểm sáng của doanh nghiệp. Mặc dù doanh thu thuần chỉ đạt ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.395 tỷ đồng, nhích nhẹ 2% so cùng kỳ nhưng nhờ được xoá nợ vay và cơ cấu nợ với ngân hàng 175 tỷ đồng và tiết giảm đáng kể chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, Vinalines báo lãi sau thuế quý cuối năm đạt xấp xỉ 419 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần so với cùng kỳ.
Luỹ kế năm 2023, doanh thu thuần của doanh nghiệp hàng hải này đạt 12.814 tỷ đồng, giảm 11% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.114 tỷ đồng, giảm 31%. Lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 1.152 tỷ đồng, giảm 37%.
Được biết, năm 2023, Vinalines lên kế hoạch kinh doanh hợp nhất với doanh thu thuần đạt 13.354 tỷ đồng và lãi trước thuế 2.330 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm doanh nghiêp này đã hoàn thành suýt soát kế hoạch kinh doanh cả năm với 96% chỉ tiêu doanh thu và 91% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của Vinalines đạt gần 27.508 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm. Trong đó, tài sản cố định chiếm tới 33%, ghi nhận ở mức hơn 9.017 tỷ đồng, chủ yếu là đội tàu biển, hệ thống cảng, kho bãi và phương tiện thiết bị.
Phía bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của Vinalines ghi nhận ở mức 12.148 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp hàng hải này không vay nợ quá nhiều, khi nợ vay chỉ dừng lại ở mức 3.288 tỷ đồng, tương đương 27% cơ cấu nợ và 12% cơ cấu nguồn vốn.
Bước sáng năm 2024, Vinalines đặt mục tiêu giữ vững thị trường, thị phần, khách hàng, tập trung phát triển cảng nước sâu, đội tàu container đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đào tạo nhân tài, phát triển nguồn nhân lực.
Về chỉ tiêu, doanh nghiệp dự kiến sản lượng vận tải biển trong năm 2024 đạt 15,8 triệu tấn (tương đương 76% ước thực hiện 2023, do thanh lý, giảm số lượng tàu); sản lượng khối cảng biển là 123,7 triệu tấn (tương đương 109% thực hiện 2023); doanh thu đạt 17.742 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 2.169 tỷ đồng, cao hơn 2023 do thanh lý tàu già hết khấu hao).
Lãnh đạo Vinalines dự báo, thị trường vận tải biển tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi chiến tranh tiếp tục căng thẳng, leo thang tại nhiều khu vực kéo theo nhiều hệ lụy, sức tiêu dùng chưa có dấu hiệu phục hồi gây ảnh hưởng tới nhu cầu vận tải hàng hóa. Các yếu tố khác như hạn hán tại kênh đào Panama, những cuộc tấn công lên các tàu thuyền thương mại liên tục leo thang ở khu vực biển Đỏ, kênh đào Suez gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hãng tàu và có thể dẫn tới tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
Vinalines (MVN) trình cổ đông phương án chào bán 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/3, cổ phiếu MVN tăng 1,4% lên 36.200 đồng/CP. Khối lượng giao dịch trung ... |
Vinalines (MVN) ước lãi gần 1.500 tỷ đồng nửa đầu năm 2022 Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines - Mã: MVN) vừa công kết quả 6 tháng đầu năm với doanh thu hợp nhất ước ... |
Được xoá nợ, Vinalines (MVN) báo lãi đột biến trong quý IV Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh cốt lõi khó khăn, hoạt động tài chính lại trở thành điểm sáng của Vinalines. Nhờ được xoá ... |
Hà Lê
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|