Ngày 21/02 vừa qua, Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HOSE: VCG) ra công bố đã hoàn thành việc thoái vốn cổ phần tại công ty con - Công ty CP Cơ điện Vinaconex (Vinaconex M&E).
Sau khi chuyển nhượng, Vinaconex hạ sở hữu xuống còn 500.000 cổ phần, tương đương 5% vốn điều lệ của Vinaconex M&E.
Trước đó, vào tháng 1/2023, HĐQT VCG đã phê duyệt phương án bán 6 triệu cổ phần đang sở hữu tại Cơ điện Vinaconex theo hình thức chào bán trực tiếp cho nhà đầu tư.
Theo BCTC quý IV của VCG, tại thời điểm 31/12/2022, Vinaconex có 22 công ty con, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thi công xây lắp, kinh doanh nước sạch, bất động sản, trong đó Vinaconex nắm giữ 100% vốn của Vinaconex M&E. Công ty này có trụ sở tại 34 Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực lắp đặt hệ thống điện nước.
Theo BCTC riêng quý IV/2022 của VCG, khoản đầu tư của Vinaconex vào Vinaconex M&E tính tới cuối năm 2022 có giá gốc 65 tỷ đồng, dự phòng hơn 265 triệu đồng.
Theo tìm hiểu, Cơ điện Vinaconex (Vinaconex M&E) được thành lập theo nghị quyết ngày 18/02/2019 của HĐQT VCG với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Trong đó, Vinaconex nắm 65% vốn, phần còn lại do các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia. Giai đoạn 2, Công ty sẽ tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng khi có nhu cầu theo phương án của Tổng Giám đốc Vinaconex.
Trong diễn biến khác, ngày 21/02, VCG cũng công bố Nghị quyết HĐQT phê duyệt kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023. Cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 14/04/2023 tại Tòa nhà Vinaconex, số 34 Láng Hạ, TP Hà Nội. Ngày chốt danh sách cổ đông là 15/03.
Về kết quả kinh doanh, Vinaconex ghi nhận doanh thu 1.929 tỷ đồng, giảm 10% so với mức doanh thu 2.133 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp tăng 55% lên mức 375 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 189% xuống còn 181%.
Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm 64,5%%, xuống 78 tỷ đồng; lỗ công ty liên doanh, liên kết 9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 21 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lần lượt 10 và 120 tỷ đồng; các hoạt động khác biến động không đáng kể. Như vậy, lợi nhuận sau thuế Vinaconex ghi nhận trong quý giảm 53,8% về mức 80 tỷ đồng.
Vinaconex giải trình nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế trong quý IV/2022 giảm mạnh vì doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh và lợi nhuận từ các Công ty liên doanh liên kết đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy vậy, do kết quả tích cực hơn của các quý trước, lũy kế cả năm 2022, Vinaconex đạt mức doanh thu 8.629 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với con số 5.750 tỷ đồng của năm 2021. Lợi nhuận trước thuế tăng 57% từ 719 tỷ lên 1.132 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.049 tỷ đồng.
So với kế hoạch cả năm 2022 được thông qua tại Đại hội cổ đông 2022 của Vinaconex ngày 22/3/2022 là tổng doanh thu hợp nhất (bao gồm cả doanh thu tài chính) là 15.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.400 tỷ đồng, VCG đã kết thúc năm với kết quả hoàn thành 63% kế hoạch doanh thu và 75% kế hoạch lợi nhuận.
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Vinaconex đạt lần lượt là 32.285 tỷ và 10.026 tỷ đồng. Lượng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn vẫn khá dồi dào, đạt hơn 3.100 tỷ đồng.
Trong năm, dòng tiền thuần kinh doanh của Vinaconex âm nặng 1.636 tỷ đồng, nguyên nhân do hàng tồn kho và tiền lãi vay đã trả tăng mạnh. So với năm 2021, dù lợi nhuận khi đó thấp hơn một nửa, nhưng dòng tiền kinh doanh vẫn dương 394 tỷ đồng.
Vinaconex năm vừa qua chủ động giảm tải vay nợ, chênh lệch giữa tiền vay/trả nợ gốc vay lên tới 780 tỷ đồng; doanh nghiệp cũng giảm tiền chi cổ tức cho cổ đông xuống một nửa so với năm trước. Vì vậy, dòng tiền thuần tài chính trong kỳ âm 1.365 tỷ đồng, trái ngược hoàn toàn mức 6.493 tỷ đồng của năm trước (do Vinaconex gia tăng đòn bẩy tài chính lên mức cao).
Hoạt động kinh doanh không tạo ra dòng tiền, đồng thời tích cực giảm vay, Vinaconex buộc phải bán bớt các khoản đầu tư, thoái vốn tại các công ty thành viên để cân đối dòng tiền. Tuy nhiên, nỗ lực đó là chưa đủ, dòng tiền thuần vẫn âm 1.060 tỷ đồng, ảnh hưởng đến trữ lượng tiền cuối năm.
Thực tế, ngày 31/12/2022, khoản tiền và tương đương tiền của Vinaconex đã giảm xuống 1.749 tỷ đồng, thấp hơn 1.000 tỷ đồng so với đầu năm; tương tự, khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (tiền gửi ngân hàng) cũng mất 2.440 tỷ đồng, còn 1.426 tỷ đồng. Cộng chung, lượng tiền các loại đã "bốc hơi" trên 3.500 tỷ đồng trong năm.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/2, cổ phiếu VCG giảm 3,59% xuống mức 20.150 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 7,4 triệu đơn vị.
Diễn biến giá cổ phiếu VCG trong vòng 1 tháng trở lại đây (Nguồn: TradingView) |
VCSC: Thu nhập ròng Ngân hàng Quân đội (MBB) có thể lên tới 20.000 tỷ đồng trong năm 2023 VCSC kỳ vọng tăng trưởng NII 2023 đạt 16,4% dù giả định MBB sẽ triển khai gói hỗ trợ lãi suất cho vay. Thực tế ... |
Chứng khoán phiên sáng 24/2/2023: Áp lực bán mạnh, VN-Index giảm gần 12 điểm Thị trường chứng khoán phiên sáng 24/2 ghi nhận lực cầu tham gia khá yếu, cùng với đó áp lực bán gia tăng ở nhóm ... |
Chuyên gia chứng khoán nói gì về động thái bán ròng của khối ngoại ở thời điểm hiện tại? Kinh tế trưởng SSI cho rằng, nếu là nhà đầu tư muốn quan sát những diễn biến, xu hướng lớn của thị trường, việc quan ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|