Tài sản thứ nhất là nhà máy sản xuất bột gạo Đại Nam được VietinBank bán đấu giá khởi điểm gần 63 tỷ đồng, gồm quyền sử dụng đất hơn 10.500 m2 cùng với tài sản gắn liền với đất là hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất bột gạo.
Cơ sở sản xuất của Công ty TNHH MTV Bột mì Đại Nam (TP Vĩnh Long). |
Khu đất xây dựng nhà máy là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp tại ấp Phú An, xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, cách Khu Công nghiệp Hòa Phú 4 km và cách lối vào đường cao tốc Cần Thơ - Vĩnh Long - Trung Lương 5 km. Chủ sở hữu Công ty Đại Nam mua đất của cá nhân sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất công ty (đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp).
Bên trên lô đất là nhà máy bột gạo, nhà nguyên liệu bột trộn, kho thành phẩm, nhà lò hơi, nhà để máy nén khí, bể xử lý nước thải... và máy móc thiết bị hệ thống dây chuyền sản xuất bột gạo.
Tài sản thứ hai được VietinBank đấu giá hơn 34 tỷ đồng là khu đất sản xuất phi nông nghiệp diện tích hơn 21.200 m2, cũng tại ấp Phú An, xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Theo tìm hiểu, Công ty Bột mì Đại Nam được thành lập từ năm 2016, đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm bột mì và bột trộn, theo giới thiệu, là một trong những nhà máy bột mì lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Doanh nghiệp này có hai khoản nợ tại VietinBank phát sinh từ 2017 và 2021. Giá trị ghi sổ khoản nợ tạm tính đến 31/3/2023 là 166 tỷ đồng, gồm dư nợ gốc hơn 143 tỷ, còn lại là nợ lãi cộng dồn và phạt quá hạn.
Năm ngoái, ngân hàng này cũng đã thu giữ ôtô hiệu Mazda do bà La Ngọc Loan đứng tên và hai quyền sử dụng đất tổng diện tích 440 m2 (tại phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức, TP HCM) do ông Quang Thanh Xuân và bà Huỳnh Thị Liễu đứng tên, để thu hồi nợ.
Nợ xấu đang là vấn đề "nhức nhối" của các ngân hàng trong bối cảnh kinh tế đang đối diện với nhiều khó khăn như hiện nay, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn đang tăng nhanh, lên trên ngưỡng 3%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu có xu hướng giảm xuống dưới 100%, thay vì luôn ở trên 100% như trước.
Còn tại báo cáo gần đây, bộ phận nghiên cứu tại Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, tỷ lệ nợ xấu có thể sẽ tăng trở lại trong nửa đầu năm 2024 khi tăng trưởng tín dụng chậm lại và các yếu tố vĩ mô chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
Trước đó từ cuối năm 2022 cho đến nay, các quy định được ban hành chủ yếu theo hướng cho ngân hàng cơ chế trì hoãn trong việc ghi nhận và trích lập dự phòng cũng như tạo điều kiện gia hạn thêm thời gian cho các chủ đầu tư bất động sản giải quyết các nghĩa vụ nợ sắp đến hạn.
Tuy nhiên, kể cả với những cơ chế như vậy, nợ xấu và nợ cần chú ý tại nhiều ngân hàng đã tăng trong năm qua. Dự báo của các nhà phân tích, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2024 sẽ tiếp tục phình to.
Thực tế, thời gian qua việc triển khai áp dụng Thông tư 02/2023/TT-NHNN (Thông tư 02) tạo điều kiện cho các ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng đã góp phần kìm hãm sự gia tăng của nợ xấu. Do đó, nhiều lãnh đạo nhà băng lo ngại, khi Thông tư 02 hết hiệu lực vào tháng 6 tới đây sẽ gây áp lực không nhỏ đến khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp; nhất là trong bối cảnh Nghị quyết 42/2017/QH14 hết hiệu lực. Đồng thời, phần lớn các nội dung của Nghị quyết 42/2017/QH14 không được luật hóa trong Luật Các tổ chức tín dụng 2024 vừa được ban hành.
VietinBank đại hạ giá khoản nợ của Marina Hotel Tài sản bảo đảm và khoản nợ được VietinBank rao bán với giá khởi điểm hơn 698 tỷ đồng, giảm 10% so với giá bán ... |
VietinBank dự kiến chia cổ tức bằng nguồn lợi nhuận sau phân phối năm 2022 Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa có thông báo liên quan đến Nghị quyết thông qua phương án phân phối lợi nhuận ... |
Cao Hậu (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|