Việt Nam là điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc)

(Banker.vn) Quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư thương mại Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc) đã phát triển tích cực và ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu của doanh nghiệp Đài Loan trong khu vực ASEAN cũng như trên thế giới.
Việt Nam là điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc)
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Đài Loan

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Đài Loan và Triển lãm quốc tế Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam - Đài Loan 2024 khai mạc chiều 8/4.

Tham gia Diễn đàn có các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà xưởng, kho bãi, logistics, các nhà cung cấp, cơ sở sản xuất của địa phương và các nhà phân phối, doanh nghiệp xuất khẩu trên cả nước.

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2023, nguồn vốn đầu tư từ Đài Loan đạt 2,2 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 2022. Tính lũy kế, Đài Loan hiện đứng thứ 4/105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với gần 3.200 dự án và tổng vốn đăng ký hơn 39,5 tỷ USD. Đài Loan cũng trở thành đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam.

Đánh giá cao chất lượng đầu tư của doanh nghiệp Đài Loan, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đề nghị doanh nghiệp Đài Loan tăng cường chuyển giao công nghệ, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, tăng cường hỗ trợ đào tạo lao động tay nghề cao, tạo điều kiện để hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam là điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc)
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, cách đây 35 năm, doanh nghiệp Đài Loan là những nhà đầu tư đầu tiên đến Việt Nam triển khai các dự án đầu tư và đã có đóng góp quan trọng cho sự chuyển đổi và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

"Đến nay, các nhà đầu tư Đài Loan đã có mặt tại hầu hết các tỉnh và thành phố của Việt Nam từ Bắc tới Nam. Đặc biệt, đầu tư của Đài Loan trong hơn 30 năm qua đã có sự thay đổi về chất từ những ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, đồ gỗ trong thập niên 90 của thế kỷ 21 thì nay đã chuyển sang những ngành nghề điện tử công nghệ cao", Chủ tịch VCCI chia sẻ.

Việt Nam là điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc)
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Hiện hầu hết các tập đoàn điện tử lớn của Đài Loan như Foxconn, Wistron, Qisda, Pegatron, Compal, Quanta… đều đã đầu tư vào Việt Nam. Đây là tín hiệu đáng mừng cho quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Các lĩnh vực như công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghiệp bán dẫn, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo… được cho là sẽ tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam, Đài Loan hợp tác cùng thắng tại thị trường Việt Nam cũng như thị trường toàn cầu.

Nhấn mạnh Việt Nam là điểm đến đầu tư tiềm năng, ông CY Huang, Chủ tịch sáng lập Liên minh Ảnh hưởng Đông Nam Á (Founder of Southeast-Asia Impact Alliance - SIA) cho biết các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Đài Loan nhận định Việt Nam là mắt xích quan trọng trong xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á với một số lý do chính như: Văn hóa tương đồng; dân số trẻ và đông đảo; sự hiện diện của các nhà đầu tư lớn, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự đa dạng trong ngành công nghiệp.

Các lĩnh vực và ngành của Việt Nam thu hút nhà đầu tư Đài Loan gồm: Sản xuất công nghệ cao (điện tử, bán dẫn,...); ngành sản xuất truyền thống (dệt may, da giày, nhựa); ngành dịch vụ tiêu dùng (bán lẻ, ăn uống, du lịch). Trong đó, công nghệ cao là lĩnh vực thu hút đầu tư từ Đài Loan nhiều nhất.

Cũng theo ông Y Huang, vốn đầu tư Đài Loan có thể giúp Việt Nam bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa vì doanh nghiệp Đài Loan có thế mạnh trong ngành công nghiệp thông tin và truyền thông (ICT). Điều này giúp ích cho Việt Nam phát triển thành phố thông minh và nhiều ứng dụng khác liên quan đến ngành công nghiệp hỗ trợ. Ngoài việc xuất khẩu giải pháp thông minh, xuất khẩu giải pháp phi carbon hóa cũng là xu hướng quan trọng trong tương lai của Việt Nam.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

Sáng 4/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha

Chiều 4/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha Carmen Cano de Lasala tới chào xã ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga

Sáng 8/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Kudryashov Sergei Ivanovich, Tổng Giám đốc Công ty Zarubezhneft của Liên bang Nga, đang có ...

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán