Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) các địa phương về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (THADS, THAHC); sau khi trao đổi với Tổng cục THADS, Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14), VKSND tối cao, Vụ kiểm sát THADS (Vụ 11) giải đáp, hướng dẫn một số nội dung, trong đó có nội dung về trường hợp chưa có điều kiện thi hành án.
|
Luật Thi hành án dân sự quy định Cơ quan Thi hành án dân sự phải gửi cho Viện Kiểm sát Quyết định chưa có điều kiện thi hành án nhưng không quy định phải gửi kèm Biên bản xác minh gần nhất cho Viện Kiểm sát. Việc phối hợp giữa Kiểm sát viên và Chấp hành viên để photo hoặc cung cấp Biên bản xác minh gần nhất gặp nhiều khó khăn?
Về vấn đề này, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao hướng dẫn, sau khi nhận được quyết định chưa có điều kiện thi hành án của Cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp mà Viện kiểm sát xét thấy cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc để kiểm sát thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự chuyển hồ sơ, tài liệu (Biên bản xác minh gần nhất, có căn cứ xác định người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án) theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 28 Luật Tổ chức VKSND năm 2014, điểm b khoản 2 Điều 12 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Điều 4 Quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (Ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐ-VKSTC-V11 ngày 20/12/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao).
Viện Kiểm sát nhân dân các cấp cần chủ động phối hợp với Cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp thống nhất đưa vào Quy chế phối hợp liên ngành của hai cơ quan nội dung: "Cơ quan Thi hành án dân sự ban hành và gửi Quyết định chưa có điều kiện thi hành án kèm theo Biên bản xác minh gần nhất, có căn cứ xác định người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành cho Viện kiểm sát".
Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về việc kiểm sát đối với trường hợp chưa có điều kiện thi hành án, được chuyển sang sổ theo dõi riêng khi “có thông tin mới” về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án .
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao hướng dẫn, theo Khoản 6 Điều 9 Văn bản hợp nhất số 1357/VBHN-BTP ngày 14/4/2020 của Bộ Tư pháp (hợp nhất Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS quy định: “... việc Tthi hành án chưa có điều kiện được thống kê riêng để theo dõi. Khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 4 Điều này, ...nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại thì Cơ quan THADS ra quyết định tiếp tục thi hành án”.
“Thông tin mới” được hiểu là những thông tin, nguồn tin (có thể do đương sự, do các cơ quan, tổ chức cung cấp; có thể thông qua phương tiện thông tin hoặc các nguồn tin khác) về tài sản của người phải thi hành án không có trong kết quả xác minh về điều kiện thi hành án của các lần trước. Khi nhận được thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì Cơ quan Thi hành án dân sự phải tiến hành xác minh ngay để có cơ sở tiếp tục tổ chức thi hành.
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, khi biết được “thông tin mới” về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì Viện Kiểm sát các cấp cần chủ động, kịp thời yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện ngay việc xác minh hoặc Viện Kiểm sát trực tiếp xác minh. Căn cứ kết quả xác minh, nếu “người phải thi hành án có điều kiện thi hành” thì Viện Kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị, yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 44a Luật THADS.
Cần lưu ý, đối với các khoản thu, nộp Ngân sách nhà nước, Cơ quan Thi hành án dân sự vẫn phải tiến hành rà soát, chủ động xác minh để xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSTC ngày 15/9/2015 hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp Ngân sách nhà nước.
Bùi Trang -
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|