Chuyên gia dự báo 3 lý do giá dầu thế giới năm 2024 sẽ bình ổn Dầu thô Mỹ tiến vào thị trường của OPEC+ OPEC+ sẽ ‘siết van’ bơm dầu đến khi nào? |
Giá dầu thế giới đã chứng kiến mức tăng kỷ lục vào ngày 3/4/2024. Giá của dầu Bren và WTI đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2023. Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay 4/4 vẫn tiếp đà tăng cao. Trong đó, giá dầu Brent đã tiến sát mốc 90 USD/thùng.
Sản xuất dầu thô tại Indonesia. Nguồn ảnh: Dimas Ardian, Bloomberg. |
Theo tờ Jakarta Times, giá dầu thô tại Indonesia cũng đã đạt mức tăng kỷ lục 4,6% so với tháng trước, lên tới 83,78 USD/thùng. Theo báo cáo của Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản của nước này, giá dầu tăng do giá cổ phiếu xăng Mỹ và giá cổ phiếu dầu thô sụt giảm mạnh hơn dự kiến. Ngoài ra, tình hình địa chính trị phức tạp cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến giá dầu trong tương lai, báo cáo cho biết.
Ông Richard Bronze, nhà phân tích địa chính trị đứng đầu tại công ty dữ liệu Energy Aspects, cũng có cùng quan điểm. Theo ông, giá dầu đạt mức kỷ lục là kết quả từ những xung đột toàn cầu đang dần nóng lên trong tuần qua, bao gồm chiến sự Nga - Ukraine, giao tranh tại Biển Đỏ cùng cảm giác bất an tại Trung Đông. Điều này, cộng thêm việc sản xuất dầu thô tại Mỹ phục hồi chậm hơn dự kiến, đã tạo ra tình huống "nguồn cung có một chút hạn hẹp”, ông Richard Bronze chia sẻ qua kênh CNN.
Cũng qua kênh CNN, bà Sophie Lund-Yates - nhà phân tích cổ phiếu hàng đầu tại công ty dịch vụ tài chính Hargreaves Lansdown (Anh), đặc biệt nhấn mạnh sự kiện đại sứ quán Iran ở Syria bị không kích vào hôm thứ Hai là đỉnh điểm xung đột tại Trung Đông trong thời gian vừa qua. Cả Iran và Syria đã cáo buộc Israel đứng đằng sau vụ tấn công, đồng thời cảnh báo Tehran sẽ có "đáp trả mạnh mẽ".
Trả lời kênh CNN, phía Quân đội Israel cho biết rằng họ không bình luận về các báo cáo nước ngoài. Tuy nhiên, đại diện bên này cho biết Israel tin rằng mục tiêu bị tấn công là tòa nhà quân sự của lực lượng Quds - Đơn vị Vệ binh Cách mạng tinh nhuệ của Iran, chịu trách nhiệm cho các chiến dịch ở nước ngoài.
Vụ đánh bom đại sứ quán Iran ở Syria một lần nữa làm dấy lên mối lo ngại rằng chiến sự Israel và Hamas ở Gaza sẽ lan rộng ra thành xung đột trên toàn khu vực Trung Đông, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá dầu. Chuyên gia kinh tế hàng hóa tại công ty Capital Economics (Anh) - ông Bill Weatherburn phân tích thêm: “Mặc dù chiến sự Gaza cho đến nay không làm nguồn cung dầu bị gián đoạn, nhưng thị trường đang lo ngại rằng xung đột leo thang có thể kéo theo các nước sản xuất dầu lớn trong khu vực”.
Đặc biệt phải kể đến Iran, nước có sản lượng xuất khẩu dầu đứng thứ 9 trên toàn cầu, và hiện đang là thành viên chủ chốt của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Dự kiến trong đầu tuần tới, OPEC sẽ tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng với các đồng mình của mình. Trả lời hãng thông tấn Reuters, đại diện OPEC+ cho biết rằng có khả năng cao tổ chức này sẽ giữ nguyên quyết định cắt giảm sản lượng, một điều đang gây áp lực lớn cho giá dầu trong thời gian qua.
Trong thời gian tới, giá dầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu mạnh hơn từ Trung Quốc và Mỹ. Theo Reuters, lần đầu tiên trong vòng 6 tháng vừa qua, các ngành công nghiệp chế tạo ở cả hai quốc gia này đều có sự tăng trưởng.
Một nước nhập khẩu dầu lớn khác là Ấn Độ cũng đang tỏ ra lo ngại với giá dầu trong tương lai. Phát biểu tại một sự kiện ngày 03/4, Ông Shri Pankaj Jain - Tổng thư ký Bộ Xăng dầu và Khí tự nhiên Ấn Độ cho rằng các công ty xăng dầu tại quốc gia này sẽ có thể phải nâng giá bán lẻ trong thời gian tới, nếu giá cả tiếp tục leo thang.
Phú Quý
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|