Hai cổ đông lớn CTCP Thành Đức Holding và Tập đoàn T&D Group thông báo cùng bán xong toàn bộ 6,28 triệu cổ phiếu VSC của Viconship.
Trước đó, ngày 19/8 bà Tạ Kim Chi đã hoàn tất bán ra toàn bộ gần 8,37 triệu cổ phiếu VSC (tỷ lệ 6,902%) đang sở hữu để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Sau giao dịch, bà Kim Chi không còn là cổ đông lớn của Viconship.
Cũng trong phiên ngày 19/8 – phiên bà Kim Chi bán ra – có gần 8,49 triệu cổ phiếu VSC được giao dịch thoả thuận với giá thoả thuận bình quân 36.636 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo giá này, số cổ phiếu bà Kim Chi bán ra tương ứng giá trị khoảng 306 tỷ đồng.
Cổ đông lớn đồng loạt “tháo chạy” khỏi Viconship (VSC). |
Ngày 24/8, ông Đoàn Quang Huy cũng không còn là cổ đông lớn của công ty sau khi bán 3,42 triệu cổ phiếu VSC, giảm tỷ lệ nắm giữ xuống 2,82% tương đương 3,42 triệu đơn vị. Tổng khối lượng bán ra của 4 cổ đông nói trên là 24,35 triệu đơn vị, chiếm hơn 20% lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Trong các phiên từ 19 - 24/8, khối lượng giao dịch khớp lệnh cổ phiếu VCS chỉ ở 500-700 nghìn cổ phiếu mỗi phiên, trong khi giao dịch thỏa thuận khối lượng lớn. Riêng phiên 22/8 giao dịch thỏa thuận hơn 15 triệu đơn vị. Vì vậy, nhiều khả năng các giao dịch nói trên được thực hiện theo phương thức thỏa thuận.
Trước khi các giao dịch trên diễn ra, Viconship có 5 cổ đông lớn. Các cổ đông này bao gồm: bà Đoàn Thị Tơ (sở hữu 8,57 triệu cổ phiếu, chiếm 7,07%); bà Tạ Kim Chi, mẹ chồng bà Đoàn Thị Tơ (sở hữu 8,37 triệu cổ phiếu VSC, chiếm 6,9%); ông Đoàn Quang Huy (sở hữu 6,85 triệu cổ phiếu, chiếm 5,65%); Tập đoàn T&D Group (sở hữu 6,28 triệu cổ phiếu, chiếm 5,18%); CTCP Thành Đức Holding (sở hữu 6,28 triệu cổ phiếu, chiếm 5,18%).
Như vậy, trong nhóm cổ đông lớn này chỉ còn bà Đoàn Thị Tơ vẫn nắm giữ 7,07% vốn tương đương 8,57 triệu cổ phiếu VSC và ông Đoàn Quang Huy sở hữu 2,82% vốn tương đương 3,42 triệu đơn vị.
Trong khoảng thời gian nhóm cổ đông này bán, cổ phiếu VSC giao dịch ở quanh vùng 36.450 - 36.550 đồng/cp. Đến phiên sáng 26/8, cổ phiếu VSC hồi phục nhẹ lên mức 36.950 đồng/cp.
Diễn biến giá cổ phiếu VSC thời gian gần đây (Nguồn: TradingView) |
Được biết, CTCP Tập đoàn T&D Group là doanh nghiệp được thành lập vào ngày 5/10/2020, người đại diện theo pháp luật là bà Đoàn Thị Tơ. Vốn điều lệ của doanh nghiệp này tại thời điểm bố cáo thành lập là 900 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm 3 cá nhân: Đoàn Quang Huy (tỷ lệ góp vốn là 0,5%); Nguyễn Thị Thanh Thúy (tỷ lệ góp vốn là 0,5%); Đoàn Thị Tơ (tỷ lệ góp vốn là 99%).
CTCP Thành Đức Holding thành lập vào ngày 3/11/2014, người đại diện là ông Nguyễn Đức Dũng, con rể của bà Đoàn Thị Tơ.
Mới đây, VSC công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường ngày 9/9 tới đây. Cụ thể, HĐQT sẽ trình cổ đông xem xét thông qua phương án chào bán 40 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược, tỷ lệ 33%. Vốn điều lệ dự kiến tăng từ 1.212,7 tỷ đồng lên 1.612,7 tỷ đồng.
Giá phát hành 20.000 đồng/cp, thấp hơn nhiều so với thị giá. Doanh nghiệp dự thu 800 tỷ đồng cho mục tiêu M&A doanh nghiệp cùng lĩnh vực (600 tỷ đồng), tăng vốn cho công ty con hoặc công ty liên kết (100 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động (100 tỷ đồng).
Viconship sẽ phát hành cho không quá 5 nhà đầu tư chiến lược đáp ứng các tiêu chí lựa chọn gồm có cam kết và chứng minh năng lực tài chính đảm bảo việc thanh toán số lượng cổ phần được chào bán; có cam kết nắm giữ cổ phần được chào bán 03 năm kể từ thời điểm hoàn tất đợt chào bán, đồng thời, có khả năng hỗ trợ công ty về mặt quản trị, công nghệ, phát triển thị trường, hoạch định chiến lược và kế hoạch tài chính...;
Hai nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn là Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Cảng biển TTD và Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Xuất nhập khẩu Thái Bảo. Số lượng cổ phiếu chào bán cho mỗi tổ chức là 20 triệu cổ phiếu.
Cả hai doanh nghiệp trên chỉ vừa mới được thành lập trong một tháng trở lại đây và đều có trụ sở tại Hải Phòng. Tuy nhiên, theo giấy phép đăng ký kinh doanh, quy mô vốn điều lệ của hai doanh nghiệp đều lớn. Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Cảng biển TTD có vốn điều lệ 450 tỷ đồng; trong khi Thái Bảo có vốn điều lệ đăng ký 550 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông của cả hai doanh nghiệp có điểm tương đồng khi đều được góp vốn bởi 3 cá nhân với tỷ lệ sở hữu từng cá nhân lần lượt 30%, 30% và 40%.
Theo Viconship, 2 nhà đầu tư trên có cam kết giữ cổ phần 3 năm kể từ thời điểm chào bán, có năng lực tài chính và khả năng hỗ trợ công ty về mặt quản trị, công nghiệp, phát triển thị trường…
Viconship hoạt động trong lĩnh vực vận hành cảng biển. Trong quý II, doanh nghiệp đã mua gần 99% vốn Công ty cổ phần cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ. Dự án Cảng cạn ICD Quảng Bình - Đình Vũ có tổng diện tích dự kiến khai thác, sử dụng là hơn 26 ha, số vốn đầu tư hơn 432 tỷ đồng, thời gian hoạt động, khai thác 50 năm. Đây là dự án cảng cạn đầu tiên trên địa bàn Hải Phòng và là một trong những cảng cạn lớn nhất khu vực phía Bắc, vừa có kết nối với đường bộ, vừa có kết nối với cảng biển. Cảng này có những hạng mục như kho ngoại quan, kho hàng đông lạnh, bãi contaier, máy soi container, điểm làm việc của Hải quan…
Về kết quả kinh doanh, theo BCTC hợp nhất quý II, Viconship ghi nhận doanh thu tăng 7% đạt 512 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng 9% lên 94 tỷ đồng. Mức tăng trưởng này chậm hơn so với mức xấp xỉ 50% của 3 quý trước.
Biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp cảng biển tiếp tục cải thiện từ mức 32% cùng kỳ năm trước lên 34,74%. Chi phí tài chính không đáng kể, tổng chi phí bán hàng và quản lý không đổi ở mức 36 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động liên doanh liên kết phát sinh khoản lỗ 9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước có lãi 2 tỷ đồng.
Viconship có 4 công ty liên doanh, liên kết tỷ lệ sở hữu từ 22% đến 36%, tổng đầu tư 506 tỷ đồng. Riêng khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Cảng VIMC Đình Vũ là 392,5 tỷ đồng.
Cảng VIMC Đình Vũ được thành lập từ 2011, theo chia sẻ của ông Nguyễn Việt Hòa – Chủ tịch Viconship, thủ tục đầu tư dự án bị chậm và dự kiến đi vào hoạt động từ quý II, chậm nhất là quý III năm nay.
Vào đầu tháng 5 và 6, đơn vị này đã công bố giá dịch vụ cảng biển, mời chào cung cấp dịch vụ cho thuê cẩu bờ di động cùng tuyển dụng nhân sự. Dự án có quy mô 3 bến với tổng chiều dài 630 m2, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng bến số 1 có tổng chiều dài 240 m.
Lũy kế 6 tháng, doanh thu đạt 981 tỷ đồng, tăng 8%; lãi sau thuế 184 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2022, Viconship lên kế hoạch doanh thu 1.900 tỷ đồng, gần như đi ngang và lợi nhuận trước thuế 500 tỷ đồng, tăng 3% so với thực hiện 2021. Như vậy, sau nửa chặng đường, công ty cảng biển thực hiện được 51,6% mục tiêu doanh thu và 53,8% mục tiêu lợi nhuận năm.
Tại thời điểm cuối quý II, tổng tài sản Viconship đạt 3.533 tỷ đồng, tăng thêm 267 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản tiền và tương đương tiền giảm đáng kể từ 1.013 tỷ đồng xuống 583 tỷ đồng, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng từ 99 tỷ lên 255 tỷ đồng. Tài sản dài hạn tăng thêm 481 tỷ đồng lên 2.305 tỷ đồng, do khoản chi phí trả trước dài hạn tăng mạnh ở đầu tư xây dựng Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và phát triển xanh 420 tỷ đồng. Công ty gần như không vay nợ, vốn chủ sở hữu chiếm 90,3% nguồn vốn với 3.169 tỷ đồng.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.
Giám đốc Y tế Việt Mỹ (AMV) thoái xong toàn bộ hơn 5% vốn, dự thu 60 tỷ đồng Trên thị trường, sau khi bà Nhị Nương kết thúc đợt thoái vốn tại Công ty, cổ phiếu AMV đã liên tục duy trì đà ... |
Chủ tịch Hòa Bình (HBC) Lê Viết Hải liên tiếp "bơm tiền" gom cổ phiếu Từ ngày 27/7 - 25/8, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT HBC chỉ mua được chiếm 24,6% tổng lượng cổ phiếu đăng ký. Trước ... |
Chứng khoán phiên sáng 26/8: Sắc xanh chủ đạo, VN-Index hướng đến mốc 1.300 điểm Đầu phiên sáng ngày 26/8, hàng loạt các cổ phiếu lớn tăng giá và điều này giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham ... |
Khánh Vân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|