Vì đâu cổ phiếu OCB có mạch tăng giá dài nhất lịch sử niêm yết?

(Banker.vn) Cổ phiếu OCB của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã có mạch tăng giá kéo dài 9 phiên liên tiếp với thanh khoản tăng đột biến, nâng thị giá tăng trưởng 19%. Sự tăng trưởng này hoàn toàn vượt trội so với đà tăng giá của các cổ phiếu cùng ngành và cũng là nhịp lên giá dài nhất lịch sử niêm yết của chính cổ phiếu này.

Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/9, cổ phiếu OCB của Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) tăng 2,82% so với thời điểm kết phiên ngày trước đó lên 21.900 đồng/cp; trở thành một trong số ít các mã cổ phiếu ngân hàng duy trì được “sắc xanh” kéo dài.

Vì đâu cổ phiếu OCB có mạch tăng giá dài nhất lịch sử niêm yết?
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB)

Đáng chú ý, đây cũng là ngày thứ 9 liên tiếp ghi nhận cổ phiếu OCB tăng giá, qua đó thiết lập mạch tăng giá dài nhất trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu này trên sàn HOSE kể từ năm 2020. Cổ phiếu OCB cũng đã vượt cổ phiếu LPB và cổ phiếu HDB để trở thành cổ phiếu ngân hàng có chuỗi lên giá dài nhất trong cùng thời điểm.

Chỉ trong vòng 9 phiên trở lại đây, cổ phiếu OCB đã tăng 19%. Được biết, đây là mức tăng vượt trội so với mặt bằng chung các ngân hàng, cùng với đó là thanh khoản cao đột biến so với thông thường cho thấy “sức hút” của mã cổ phiếu này đối với các nhà đầu tư đang rất lớn.

Vì đâu cổ phiếu OCB có mạch tăng giá dài nhất lịch sử niêm yết?
Diễn biến giá cổ phiếu OCB các phiên gần đây. Nguồn: fireant

Được biết, đà tăng của cổ phiếu OCB xuất hiện trong bối cảnh tới đây, vào ngày 21/9, Ngân hàng OCB sẽ chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền nhận cổ phiếu phát hành với tỷ lệ 2:1 để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu OCB sẽ được 1 quyền và cứ 2 quyền sẽ được nhận 1 cổ phiếu OCB mới. Theo đó, với 1,369 tỷ cổ phiếu OCB đang được lưu hành trên thị trường, Ngân hàng OCB dự kiến sẽ phát hành gần 685 triệu cổ phiếu cho đợt tăng vốn cổ phần lần này.

Sau phát hành, vốn điều của ngân hàng này sẽ tăng từ 13.699 tỷ lên 20.548 tỷ đồng. Được biết, cổ đông chiến lược nước ngoài Aozora Bank (Nhật Bản) sẽ vẫn là cổ đông lớn, nắm giữ 15% vốn cổ phần của Ngân hàng OCB.

Về tình hình kinh doanh tạo ngân hàng OCB, theo dữ liệu tài chính quý 2/2023, Ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 2 đạt gần 1.261 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thu nhập lãi thuần, nguồn thu chính của ngân hàng OCB chỉ tăng nhẹ 7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.818 tỷ đồng. Với các mảng kinh doanh, các mảng đều ghi nhận tăng trưởng trong quý 2 như lãi thuần hoạt động dịch tăng 9% lên 250,8 tỷ đồng.

Hai mảng chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư đều lỗ cùng kỳ năm trước nhưng đã ghi nhận lãi trong quý II năm nay. Mảng kinh doanh ngoại hối ghi nhận mức tăng mạnh nhất gấp gần 8 lần lên 62 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của OCB đạt 2.560 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thu nhập lãi thuần tăng 6% lên 3.568 tỷ đồng, lãi thuần mảng chứng khoán đầu tư tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm trước lên 111 tỷ đồng.

Tính đến 30/6/2023, tổng tài sản ngân hàng đạt 211.291 tỷ đồng, tăng gần 9% so với cuối năm trước. Cho vay khách hàng cũng tăng 6,5% lên 127.572 tỷ đồng. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng đạt 1.928 tỷ đồng, tăng gần 22% so với cuối năm trước.

OCB phát hành lô trái phiếu thứ 6 trong năm để huy động thêm 2.000 tỷ đồng

Mới đây, ngày 28/8, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hà Nội (HNX) đã công bố kết quả phát hành trái phiếu của Ngân hàng ...

OCB nhận khoản vay 55 triệu USD từ DEG nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) nhận khoản vay 55 triệu USD từ Định chế tài chính phát triển thuộc Ngân hàng Tái thiết KFW ...

Cổ đông OCB thực hiện quyền nhận cổ phiếu phát hành

Sau khi nhận được công văn từ UBCKNN, ngày 8/9, Ngân hàng TMCP Phương Đông (MCK: OCB) đã phát hành thông báo về ngày đăng ...

Thanh Tuấn

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán