VDSC: Khó khăn bủa vây ngành dệt may trong quý cuối năm 2022

(Banker.vn) Theo CTCK Rồng Việt (VDSC), lạm phát tăng cao tại thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đối mặt nguy cơ bị đàm phán về giá và cắt giảm đơn hàng. Bên cạnh đó, tỷ giá USD/VND leo thang cũng tác động lên một số doanh nghiệp dệt may trong nước.

Kim ngạch xuất khẩu dự kiến giảm tốc trong 4Q22

Trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 31,3 tỷ USD tăng 16,4% so với cùng kỳ. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc khá tích cực, đạt 24,3 tỷ USD (+24,6% YoY); kim ngạch xuất khẩu sợi kém khả quan hơn, đạt 3,5 tỷ USD (-5,3 YoY).

Mới đây, doanh nghiệp đầu tiên ngành dệt may đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022. Cụ thể, Dệt may TNG đã công bố doanh thu tiêu thụ quý 3 đạt 2.018 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức doanh thu kỷ lục tính theo quý của công ty. Trong đó, doanh thu xuất khẩu chiếm 97% với 1.964 tỷ đồng, thị trường chính gồm Mỹ, Pháp, Nga.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu tiêu thụ đạt 5.247 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ và hoàn thành tới 88% kế hoạch năm. Điều này mở ra kỳ vọng mua báo cáo kết quả kinh doanh ấn tượng của nhóm doanh nghiệp dệt may xuất khẩu. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy nhiều dấu hiệu bị ngấm đòn bởi lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu của ngành dệt may, cục diện đã bắt đầu đảo chiều.

Mỹ tiếp tục là thị trường dệt may lớn nhất của Việt Nam trong 8T2022 với giá trị xuất khẩu là 12,9 tỷ USD, tiếp theo đó là Nhật Bản và Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu lần lượt là 2,5 tỷ USD và 2,1 tỷ USD.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của may mặc chỉ đạt 1,2 tỷ USD trong nửa đầu tháng 9, giảm 48% so với nửa đầu tháng 8 năm nay. Đây cũng là dấu hiệu cho việc các đơn đặt hàng của khách hàng giảm đi đáng kể, và quý 4 năm nay có lẽ không còn là mùa cao điểm của các doanh nghiệp dệt may dưới tác động tiêu cực của vĩ mô. Ngoài việc nhu cầu giảm có thể tiếp diễn sang 2023 thì nỗi lo về hàng tồn kho cao từ phía khách hàng cũng đè nặng lên các doanh nghiệp dệt may trong cuối năm nay.

VDSC: Khó khăn bủa vây ngành dệt may trong quý cuối năm 2022
Nguồn: VDSC

2H2022 & 2023: Thách thức trước mắt với nguy cơ đơn đặt hàng bị cắt giảm

Đơn đặt hàng hàng may mặc có thể chậm lại trong Quý 3/2022 do tác động tiêu cực của thị trường do lạm phát cao ở các thị trường tiêu thụ dệt may lớn như Mỹ và EU, kết hợp với lượng hàng tồn kho cao phía khách hàng.

Cùng với đó, FIFA World Cup 2022 tại Qatar được cho là sẽ không tạo lên khởi sắc nào cho các doanh nghiệp sản xuất đồ thể thao hay giày dép trong 2H22 do đây kỳ World Cup đầu tiên không được tổ chức trong kỳ nghỉ hè bình thường và dự kiến diễn ra trong thời gian ngắn. Trong khi nhu cầu chậm lại, hàng tồn kho bán lẻ vẫn tăng.

Do vậy, nhu cầu giảm và chu kỳ tồn kho kéo dài sẽ làm lu mờ triển vọng đơn đặt hàng may mặc trong năm 2023, hoặc sẽ có ảnh hưởng từ Quý 4/2022.

Nguồn: VDSC
Nguồn: VDSC

Tỷ giá USD/VND leo thang tác động đến các doanh nghiệp dệt may

Dù tỷ giá USD/VND đang trong xu hướng tăng, nhưng tỷ lệ mất giá của đồng VND so với đồng USD vẫn đang thấp trong xu hướng mất giá chung. Vậy nên tác động đầu tiên là giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trên thị trường xuất khẩu so với các nước khác như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, v.v.

Thứ hai, mặc dù nhiều doanh nghiệp dệt may có doanh thu bằng USD, tuy nhiên họ cũng phải chịu chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào cũng bằng USD, chi phí logistic, và chi phí lãi vay (đặc biệt là vay ngắn hạn bằng đồng USD trong thời kỳ lãi suất tăng cao và nhiều biến động).

Do vậy, khi doanh thu bằng đồng USD không đủ để bù đắp phần chi phí, các doanh nghiệp dệt may sẽ chịu tác động tiêu cực khi tỷ giá USD/VND leo thang. Bên cạnh ảnh hưởng tỷ giá USD/VND, một số doanh nghiệp dệt may có thị trường tiêu thụ tại châu Âu cũng bị ảnh hưởng khi sức mua của khách hàng châu Âu suy yếu với một phần nguyên nhân là do đồng EUR đã suy giảm đáng kể.

Nguồn: VDSC
Nguồn: VDSC

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Nhiều thách thức cho doanh nghiệp dệt may nửa cuối năm 2022

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang dự báo, nửa cuối năm 2022, thị trường thế giới sẽ có nhiều biến ...

VNDirect: Định giá cổ phiếu dệt may tương đối rẻ nhưng chưa đủ hấp dẫn

Theo quan điểm của Công ty chứng khoán VNDirect – VND, định giá cổ phiếu dệt may như hiện nay tương đối rẻ nhưng vẫn ...

Cổ phiếu dệt may kỳ vọng "luồng gió mới"

Triển vọng của ngành dệt may được kỳ vọng sẽ tươi sáng hơn trong quý I/2023 do các sản phẩm dệt may sẽ được giảm ...

SSI Research: Khó khăn bủa vây ngành dệt may

Trong 6 tháng đầu năm 2022 là giai đoạn ghi nhận kết quả kinh doanh tương đối cao ở hầu hết các nhà sản xuất ...

Thế Hưng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán