Theo khảo sát, một số doanh nghiệp kinh doanh vàng tại thị trường Hà Nội và TP. HCM, trong thời gian gần đây đã có không ít người lướt sóng vàng nghiệp dư. Theo đó, họ thường theo dõi thị trường quốc tế, khi thấy giá vàng thế giới đi lên thì gom mạnh vàng miếng SJC với kỳ vọng loại vàng này sẽ tăng giá. Khi đạt mức giá kỳ vọng, họ chủ động bán ra để chốt lời. Chính vì vậy mà giá vàng SJC thời gian gần đây biến động rất mạnh, có thời điểm tăng - giảm cả triệu đồng/lượng.
Hình minh họa. |
Đáng chú ý, giá vàng SJC biến động thất thường, không cùng chiều với giá thế giới. Một số thời điểm giá vàng SJC ở thị trường trong nước bỏ xa giá vàng thế giới tới 14 đến 15 triệu đồng/lượng. Chính vì vậy mà nhiều đồn đoán về việc đã có bàn tay thao túng với kim loại quý này.
Giải thích về vấn đề giá vàng trong nước đi trái chiều thế giới, một chuyên gia từng làm việc cho một đơn vị làm đầu mối nhập khẩu vàng vào năm 2010 cho biết, sau khi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng có hiệu lực từ tháng 5/2012, thị trường không có nguồn cung vàng nguyên liệu; nhà nước cũng không sản xuất thêm vàng miếng SJC. Trong khi đó, người dân luôn muốn nắm giữ vàng miếng SJC khiến giá của loại vàng này ngày càng tăng và cao hơn giá vàng thế giới hàng chục triệu đồng/lượng.
Theo vị chuyên gia này, doanh nghiệp hay nhà đầu tư hiện nay giao dịch vàng SJC chủ yếu là để kiếm lời từ việc mua thấp - bán cao. Nếu có doanh nghiệp nào đó thu gom vàng miếng SJC với số lượng lớn để đầu cơ, thao túng thị trường, họ có thể gặp rủi ro rất lớn nếu chính sách quản lý về vàng thay đổi. "Điểm cốt lõi của thị trường vàng Việt Nam tại thời điểm này là doanh nghiệp mua vàng nguyên liệu trôi nổi hoặc vàng nhập lậu để sản xuất nữ trang sẽ gặp rủi ro về mặt pháp lý. Thế nên, không ít tiệm vàng phải sử dụng vàng miếng để sản xuất, làm cho vàng miếng SJC ngày càng khan hiếm và thường tăng giá rất mạnh khi sức mua gia tăng".
Về biện pháp xử lý tình trạng này, thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị định 24 (năm 2012) về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
NHNN cho biết đã tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra trên cả nước để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vàng, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền, yêu cầu khắc phục tồn tại phát hiện sau kiểm tra, thanh tra.
Trong đợt 1 vào tháng 5/2022, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hà Nội và TPHCM thành lập các đoàn kiểm tra một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng có trụ sở chính trên địa bàn.
Trong đợt 2 vào tháng 7/2022, Ngân hàng Nhà nước đã mở rộng địa bàn thanh tra, kiểm tra qua việc yêu cầu chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại 63 tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn (Cục Quản lý thị trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an…) triển khai thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh vàng.
Ngân hàng Nhà nước cũng báo cáo kết quả công tác kiểm tra tại cuộc họp liên ngành về tình hình thị trường vàng và chênh lệch giá vàng thế giới với giá vàng miếng SJC trong nước do Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì.
Tháng 7/2022, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp lấy ý kiến về chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách bao gồm: Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam và 33 tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng miếng.
Các đại biểu dự họp đều thống nhất đánh giá những thành công của Nghị định 24 và chính sách chấm dứt huy động, cho vay vàng, hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế, loại bỏ tình trạng vàng hóa ra khỏi hệ thống các tổ chức tín dụng, qua đó ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và kinh tế vĩ mô trong nước.
Các đại biểu cũng thống nhất việc sửa đổi Nghị định 24 là vấn đề cần cân nhắc thận trọng để đảm bảo mục tiêu chống vàng hóa và hạn chế tác động tới thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Trong tháng 11/2022, Ngân hàng Nhà nước tiến hành lấy ý kiến 63 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố về đánh giá, tổng kết Nghị định 24. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước sửa dự thảo báo cáo đánh giá, tổng kết Nghị định 24.
Tháng 2 năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã gửi xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan và Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam (đến cuối tháng 5/2023, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được đầy đủ các ý kiến). Đầu tháng 6, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp đã có buổi trao đổi trực tiếp với một số hiệp hội kinh doanh vàng để tìm hiểu kinh nghiệm quản lý thị trường vàng tại một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bên có liên quan để nghiên cứu và đề xuất các chính sách quản lý vàng phù hợp trong quá trình xây dựng dự thảo báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 24.
Giới phân tích cũng cho rằng đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước cần sửa Nghị định 24, làm cho giá vàng trong nước sát với thế giới, tránh tình trạng vàng lậu.
Tính đến thời điểm 15h00 phiên giao dịch ngày 17/10, giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng niêm yết mua vào 69,5 triệu đồng/lượng, bán ra 70,3 triệu đồng/lượng, giảm khoảng 700.000 đồng/lượng so với thời điểm bắt đầu phiên giao dịch ngày 16/10. Nếu so với mức đỉnh, giá vàng SJC đã giảm khoảng 1,3 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại cũng lao dốc về 56,8 triệu đồng/lượng mua vào; 57,8 triệu đồng/lượng bán ra, giảm khoảng 300.000 đồng/lượng so với hôm trước. |
Giá vàng hôm nay 16/10/2023: Chưa dừng lại sau tuần “tăng sốc” Giá vàng đã tạo nên một đợt phục hồi mạnh mẽ do căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng ở Trung Đông và ... |
Giá vàng hôm nay 17/10/2023: Bất ngờ rớt thảm do áp lực chốt lời Giá vàng thế giới ghi nhận giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần do áp lực bán chốt lời sau đợt tăng giá sốc, ... |
Mai Lan (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|