Trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Australia (ASIC), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã phối hợp với Đại sứ quán Australia và ASIC tổ chức Hội thảo đào tạo trực tuyến về quản trị công ty và quản lý rủi ro hiệu quả.
Toàn cảnh Hội thảo đào tạo trực tuyến về quản trị công ty và quản lý rủi ro hiệu quả |
Tham dự chương trình về phía Đại sứ quán Australia có bà Arabella Bennett - Bí thư thứ hai, Ban kinh tế – Đại sứ quán Australia, đại diện Bộ Ngoại giao và thương mại Australia (DFAT). Về phía ASIC có ông Ged Fitzpatrick – Điều hành cấp cao, bộ phận chính sách quản lý và hợp tác quốc tế; ông Greg Hackett – Quản lý cấp cao, bộ phận quản lý và giám sát doanh nghiệp; ông Mark Pangbourne – Quản lý cấp cao, bộ phận điều tra và cưỡng chế thực thi; bà Meaghan Brady – Quyền Trưởng bộ phận Nghiên cứu, đào tạo, phát triển và nhân sự (P&D); bà Melissa Davis – Hỗ trợ và hướng dẫn nghiên cứu, đào tạo, bộ phận P&D. Về phía UBCKNN, có ông Vũ Chí Dũng – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cùng đại diện cán bộ các đơn vị thuộc và trực thuộc UBCKNN; các Sở Giao dịch Chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Vũ Chí Dũng – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cảm ơn Đại sứ quán Australia và Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Australia đã phối hợp với UBCKNN tổ chức Hội thảo. Khi các tổ chức niêm yết và các nhà đầu tư đều tuân thủ các nguyên tắc quản trị tốt và các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán góp phần vào tiến trình nâng hạng thị trường từ cận biên mới nổi.
Ông Vũ Chí Dũng – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, UBCKNN phát biểu tại Hội thảo |
Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa ASIC-UBCKNN, hai bên đã xây dựng và thống nhất Kế hoạch hoạt động nâng cao năng lực trong năm 2024, bao gồm 04 chương trình hội thảo trực tuyến kết hợp trực tiếp, tập trung vào các chủ đề: Quản trị công ty và quản lý rủi ro; Bảo vệ khách hàng và bảo vệ nhà đầu tư với nội dung trọng tâm vào tăng cường minh bạch tài chính, thông cáo báo chí; Tài chính bền vững và trí tuệ nhân tạo – AI. Trong đó, Hội thảo này là Hội thảo đầu tiên, nhằm nâng cao nhận thức và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc quản trị công ty tốt và quản lý rủi ro hiệu quả.
Trao đổi tại Hội thảo, bà Arabella Bennett - Bí thư thứ hai, Ban kinh tế – Đại sứ quán Australia, đại diện Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) bày tỏ vui mừng trước sự phối hợp hiệu quả giữa ASIC và UBCKNN, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan quản lý chứng khoán của Việt Nam đã thực hiện trong tiến trình nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi. Bà Arabella Bennett mong muốn những nội dung trao đổi tại Hội thảo sẽ là những thông tin hữu ích, cũng là cơ hội để hai bên có thể cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm thực tế cho việc quản lý thị trường chứng khoán.
Bà Arabella Bennett, Bí thư thứ hai, Ban kinh tế – Đại sứ quán Úc, đại diện Bộ Ngoại giao và thương mại Úc (DFAT) phát biểu tại Hội thảo |
Tại Hội thảo, các diễn giả đến từ ASIC đã chia sẻ thông tin về khung quản lý rủi ro doanh nghiệp. Theo đó, ASIC có Văn phòng Rủi ro Tổng thể (CRO) là cơ quan giám sát việc quản lý rủi ro doanh nghiệp, khả năng phục hồi kinh doanh, an ninh bảo vệ và quản lý tuân thủ của toàn bộ ASIC, bao gồm cả việc điều phối các hoạt động liêm chính của Uỷ ban Liêm chính giám sát.
Khung quản lý rủi ro doanh nghiệp của ASIC, bao gồm 7 yếu tố: (1) Chính sách quản lý rủi ro - RMP; (2) Tuyên bố khẩu vị rủi ro – RAS; (3) Phương pháp rủi ro và bộ công cụ; (4) Vai trò và trách nhiệm; (5) Hệ thống và dữ liệu; (6) Đào tạo và văn hoá; (7) Kiểm soát và đảm bảo.
Thực hiện giám sát việc quản lý rủi ro, ASIC áp dụng theo mô hình ba tuyến (Uỷ ban và giám sát quản lý – Ban kiểm toán – Giám sát độc lập). Trong đó, để đảm bảo ASIC tuân thủ các yêu cầu, hướng dẫn và quy định pháp lý, đồng thời đảm bảo nhân viên của ASIC hiểu rõ nghĩa vụ của mình thì nhân viên thuộc ASIC có trách nhiệm tham gia các chương trình đào tạo bắt buộc – là một thành phần quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro tổ chức tại ASIC.
Bên cạnh đó, đối với vấn đề quản trị công ty, các diễn giả đã giới thiệu một số nội dung chính liên quan đến vấn đề cưỡng chế thực thi bổn phận và trách nhiệm của thành viên hội đồng quản trị, quy định giải quyết các xung đột lợi ích và giao dịch liên quan đến thành viên hội đồng quản trị.
Ngoài ra, các diễn giả của ASIC cũng đã phân tích một số trường hợp sai phạm của công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Australia (AXS) và việc xử lý nghiêm minh nhằm thiết lập và nâng cao tiêu chuẩn đối với các thành viên Ban giám đốc và hội đồng quản trị, đặc biệt là các tiêu chuẩn liên quan đến rủi ro.
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã được nghe đại diện của UBCKNN chia sẻ thông tin quản trị công ty tại Việt Nam và trực tiếp trao đổi với các diễn giả của ASIC về các nội dung trong khuôn khổ chương trình Hội thảo.
Khối ngoại bán ròng cùng chiều thị trường, MWG bất ngờ được "gom" mạnh Trong ngày VN-Index điều chỉnh tới 60 điểm, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trên HoSE, tập trung nhiều vào nhóm VN30. |
Nhận định chứng khoán phiên 16/4: Kỳ vọng nhịp hồi kỹ thuật sau "cú sốc" đầu tuần Với việc giảm sốc gần 60 điểm phiên đầu tuần, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ có một nhịp hồi kỹ thuật. Nhà ... |
3 kịch bản VN-Index dưới góc nhìn của Chứng khoán Bảo Việt Đánh giá về tình hình kinh tế năm 2024, Chứng khoán Bảo Việt cho rằng tỷ giá có thể ổn định hơn, chính sách tiền ... |
PV
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|