Tỷ giá Euro hôm nay 2/3/2024: Đồng Euro tăng giảm trái chiều, bán cao nhất 27.655 VND/EUR

(Banker.vn) Tỷ giá Euro hôm nay 2/3/2024, giá EUR/VND, giá Euro trên thế giới tăng giá. Trong nước, giá Euro tăng giảm trái chiều giữa các kênh,nơi bán cao nhất 27.655 VND.
Tỷ giá Euro hôm nay 1/3/2024: Đồng Euro suy yếu, VCB giảm 43,62 VND/EUR chiều bán Tỷ giá Won Hàn Quốc hôm nay 1/3/2024: Giá Won các ngân hàng tăng giảm trái chiều Tỷ giá USD hôm nay 2/3/2024: USD trong nước, thế giới quay đầu lao dốc Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 2/3/2024: Tỷ giá Yen Nhật, Yen VCB đảo chiều trượt dốc sau ngày tăng bất ngờ

Tỷ giá Euro hôm nay trong nước, tỷ giá EUR/VND hôm nay ngày 2/3/2024

Tỷ giá EUR/VND hôm nay (ngày 2/3) lúc 9h sáng được Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước công bố ở mức mua vào và bán ra là 24.656 - 27.251 VND/EUR.

Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ giá tính chéo của VND/EUR áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 29/2/2024 đến ngày 6/3/2024 là 25.980,85 VND/EUR, giữ đà tăng 46,82 VND/EUR so với kỳ điều hành trước.

Tỷ giá Euro Vietcombank hôm nay 2/3/2024 mua vào tiền mặt là 25.964,86 VND/EUR, bán ra tiền mặt là 27.389,87 VND/EUR. Đảo chiều tăng nhẹ 3,86 VND/EUR chiều mua và tăng 4,09VND/EUR chiều bán so với phiên trước.

Giá Euro hôm nay được các ngân hàng niêm yết tăng, giảm trái chiều so với phiên trước. Các ngân hàng mua tiền mặt trong khoảng từ 25.800 - 26.403 VND/USD, còn giá bán tiền mặt duy trì trong phạm vi 26.470 - 27.655 VND/EUR.

Đơn vị: đồng

Ngân hàng

Mua tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán tiền mặt

Bán chuyển khoản

ABBank

25.998,00

26.102,00

27.318,00

27.400,00

ACB

26.251,00

26.356,00

27.013,00

27.013,00

Agribank

26.119,00

26.224,00

27.361,00

Bảo Việt

26.024,00

26.302,00

27.011,00

BIDV

26.154,00

26.225,00

27.369,00

CBBank

26.264,00

26.370,00

26.974,00

Đông Á

25.800,00

25.920,00

26.470,00

26.470,00

Eximbank

26.254,00

26.333,00

27.001,00

GPBank

26.131,00

26.392,00

26.953,00

HDBank

26.227,00

26.301,00

27.021,00

Hong Leong

25.903,00

26.103,00

27.186,00

HSBC

26.120,00

26.173,00

27.133,00

27.133,00

Indovina

26.124,00

26.407,00

26.915,00

Kiên Long

26.003,00

26.103,00

27.173,00

Liên Việt

26.185,00

26.285,00

27.523,00

MSB

26.403,00

26.203,00

26.895,00

27.325,00

MB

26.158,00

26.258,00

27.500,00

27.500,00

Nam Á

26.236,00

26.431,00

27.004,00

NCB

26.145,00

26.255,00

27.117,00

27.217,00

OCB

26.338,00

26.488,00

27.655,00

26.955,00

OceanBank

26.185,00

26.285,00

27.523,00

PGBank

26.408,00

26.940,00

PublicBank

25.956,00

26.218,00

27.140,00

27.140,00

PVcomBank

26.232,00

25.970,00

27.331,00

27.331,00

Sacombank

26.384,00

26.434,00

26.949,00

26.899,00

Saigonbank

26.166,00

26.338,00

27.071,00

SCB

26.140,00

26.170,00

27.220,00

27.120,00

SeABank

26.220,00

26.270,00

27.350,00

27.350,00

SHB

26.328,00

26.328,00

26.998,00

Techcombank

26.100,00

26.408,00

27.350,00

TPB

26.133,00

26.208,00

27.484,00

UOB

25.838,00

26.104,00

27.209,00

VIB

26.237,00

26.337,00

27.070,00

26.970,00

VietABank

26.246,00

26.396,00

26.922,00

VietBank

26.241,00

26.320,00

26.988,00

VietCapitalBank

25.966,00

26.228,00

27.431,00

Vietcombank

25.964,86

26.227,13

27.389,87

VietinBank

25.858,00

26.068,00

27.358,00

VPBank

26.079,00

26.129,00

27.174,00

VRB

26.154,00

26.225,00

27.368,00

Cụ thể, đối với chiều mua tiền mặt, Ngân hàng Đông Á mua Euro với giá thấp nhất là 25.800 VND/EUR. Còn Ngân hàng MSB đang mua tiền mặt Euro với giá cao nhất là 26.403 VND/EUR.

Đối với chuyển khoản, Ngân hàng Đông Á đang mua Euro với giá thấp nhất 25.920 VND/EUR. Còn Ngân hàng OCB đang mua chuyển khoản Euro với giá cao nhất là 26.488 VND/EUR.

Đối với chiều bán tiền mặt, Ngân hàng Đông Á đang bán Euro với giá thấp nhất là 26.470 VND/EUR. Trong khi đó, Ngân hàng OCB đang bán tiền mặt Euro với giá cao nhất là 27.655VND/EUR.

Hiện Ngân hàng Đông Á đang bán chuyển khoản Euro với giá thấp nhất là 26.470 VND/EUR. Còn Ngân hàng MB đang bán chuyển khoản Euro với giá cao nhất là 27.500 VND/EUR.

Trong khi đó, tỷ giá trung bình tính đến 9h sáng 2/3/2024 được tổng hợp từ 40 ngân hàng trong nước là 1 EUR = 26.588,33 VND.

Trên thị trường "chợ đen", tỷ giá Euro chợ đen tính đến sáng nay (ngày 2/3/2024) như sau:

Đơn vị: đồng

Ngoại tệ

Tên ngoại tệ

Giá mua

Giá bán

USD

Đô la Mỹ

25.350,79

25.430,33

AUD

Đô la Úc

16.320,29

16.420,35

GBP

Bảng Anh

31.670,59

31.870,69

EUR

Euro

27.240,79

27.340,49

CHF

Franc Thuỵ Sĩ

28.360,00

28.510,00

TWD

Đô la Đài Loan

783,65

790,25

NOK

Krone Na Uy

1.940,00

2.340,00

IDR

Rupiah Indonesia

1,20

1,70

MYR

Ringit Malaysia

5.269,00

5.319,00

KRW

Won Hàn Quốc

18,13

19,13

CNY

Nhân Dân Tệ

3.465,00

3.505,00

JPY

Yên Nhật

167,13

168,36

CAD

Đô la Canada

18.450,00

18.550,00

NZD

Ðô la New Zealand

15.240,27

15.440,71

DKK

Krone Đan Mạch

3.040,00

3.440,00

THB

Bạc Thái

706,36

712,46

SEK

Krona Thuỵ Điển

1.970,00

2.370,00

SGD

Đô la Singapore

18.640,00

18.740,00

HKD

Đô la Hồng Kông

3.200,26

3.240,5

BND

Đô la Brunei

18.020,00

18.520,00

Hôm nay 2/3/2024 (9h sáng), khảo sát tại thị trường chợ đen cho thấy đồng Euro tăng giá so với phiên trước, tỷ giá Euro chợ đen mua vào là 27.240,79 VND/EUR, bán ra là 27.340,49 VND/EUR, tăng 43,09 VND/EUR chiều mua và tăng 43,1 VND/EUR chiều bán.

Ở Hà Nội, phố đổi ngoại tệ lớn nhất Hà Nội giúp bạn có thể đổi được rất nhiều loại ngoại tệ chính là phố Hà Trung (quận Hoàn Kiếm). Tại phố đổi ngoại tệ Hà Trung, bạn có thể đổi các loại tiền tệ ngoại tệ phổ biến trên thị trường hiện nay như USD (đô la Mỹ), EUR (Euro), Yen (đồng Yên Nhật), Won (đồng Won Hàn Quốc)… và nhiều loại tiền tệ khác.

Tuy nhiên, việc đổi tiền tại các phố ngoại tệ này cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

Tỷ giá Euro hôm nay ngày 2/3/2024 trên thị trường thế giới

Diễn biến tỷ giá Euro trên thị trường thế giới cho thấy, chỉ số EUR/USD hiện đang ở mức 1.0837, tăng 0.0034 điểm, tương đương 0.31% so với phiên trước.

Tỷ giá Euro hôm nay 2/3/2024: Đồng Euro tăng giảm trái chiều, bán cao nhất 27.655 VND/EUR
Diễn biến tỷ giá EUR/USD trên thị trường thế giới (Nguồn: CNBC)

Đồng Euro hôm nay tăng giá. Trang affarinternazionali.it đăng bài phân tích về rủi ro và thách thức đối với các nền kinh tế thành viên Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), trích từ báo cáo dự báo của Liên minh châu Âu (EU). Cụ thể như sau:

Trong danh sách những rủi ro tiềm ẩn từ xu hướng tăng trưởng kinh tế yếu kém của Eurozone được thể hiện trong báo cáo dự báo mùa Đông của Ủy ban châu Âu, những rủi ro rõ ràng xuất phát từ các cuộc xung đột tại Ukraine và Trung Đông đều được liệt kê.

Người ta chỉ ra rằng khi những căng thẳng địa chính trị này trở nên tồi tệ hơn, chúng sẽ "làm cán cân rủi ro nghiêng về những kết quả bất lợi hơn". Các chuyên gia kinh tế của Brussels đã đề cập đến thực tế rằng năm 2024 sẽ là một năm có ý nghĩa lịch sử đối với số lượng lớn cử tri trên toàn thế giới với hàng chục cuộc bầu cử diễn ra nên "sự bất ổn chính trị sẽ đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư".

Thông điệp chung từ Brussels là sự lạc quan vừa phải về Eurozone. Năm nay, khu vực này được cho là sẽ tăng trưởng 0,8% sau khi đạt mức tăng trưởng 0,5% vào năm 2023. Đến năm 2025, con số này được kỳ vọng sẽ tăng lên 1,5%.

Báo cáo dự báo của EU viết: "Phục hồi tăng trưởng diễn ra chậm trong bối cảnh lạm phát giảm nhanh hơn". Đối với EU, những rủi ro nội bộ đều cân bằng. Tuy nhiên, từ các số liệu báo cáo, có một vấn đề đang trở nên nghiêm trọng ở châu Âu đó là suy thoái kéo dài của kinh tế Đức. Năm ngoái, kinh tế Đức đã suy thoái. Năm nay, Đức sẽ là quốc gia tăng trưởng ít nhất trong khu vực đồng euro.

Xu hướng tăng trưởng trì trệ ở khu vực đồng euro trong quý IV/2023 phần lớn là do sự suy thoái ở Đức. Ở Đức (và cả ở Pháp), tỷ lệ phá sản đã vượt quá mức trước đại dịch, các gia đình mất sức mua, chi phí xây dựng và tài chính cao, cũng như tình trạng thiếu lao động và giá năng lượng cao. Những điều này đã làm giảm đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng và sử dụng nhiều năng lượng.

Tình trạng thiếu lao động tiếp tục là điểm nghẽn đối với doanh nghiệp, trong khi sự phục hồi nhờ thương mại được đánh giá là "không thể xảy ra". Cuối cùng, chính sách ngân sách hạn chế hơn do tuân thủ "phanh nợ" sẽ có tác động làm suy giảm triển vọng tăng trưởng ngắn hạn. Trong bối cảnh đó, tia hy vọng được lóe lên từ triển vọng giảm lãi suất. Tuy nhiên, đây lại là một nghịch lý đối với nước Đức vốn có chính sách tiền tệ khắt khe.

Tất cả những điều này đang cho thấy rằng những điều kiện tiên quyết, vốn giúp kinh tế Đức chiếm ưu thế, dường như đã biến mất. Việc hãng sản xuất ô tô BYD gần đây đã vượt qua tập đoàn Volkswagen về doanh số bán ô tô ở Trung Quốc là một cú sốc. Đối mặt với những dữ liệu kinh tế tiêu cực như vậy nhưng Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã thẳng thắn nói rằng đất nước chỉ cần "một ly cà phê" để thức tỉnh.

Đối với nhà kinh tế Marcel Fratzscher (DIW của Berlin), những khó khăn là rất sâu sắc, "một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng đã phủ bóng lên triển vọng kinh tế và đè nặng lên tâm lý kinh tế". Không chỉ vậy, hệ thống liên bang phức tạp của Đức, được biết đến với cơ chế kiểm tra và cân bằng mạnh mẽ, được thiết kế để củng cố các nguyên tắc dân chủ và ưu tiên sự ổn định hơn tốc độ và tính linh hoạt, đang gây căng thẳng cho nền kinh tế.

Một nước Đức trì trệ từ quý này sang quý khác là điều đáng quan ngại đối với các nước Trung Âu (Hungary, Cộng hòa Czech, Slovakia là nền tảng thực sự cho ngành sản xuất của Đức) và cả Italy với nhiều ngành công nghiệp có mối liên hệ mật thiết với Đức (chỉ lấy một ví dụ, 1/5 linh kiện của ô tô Đức đến từ Italy).

Do đó, không phải ngẫu nhiên mà cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi gần đây đã chỉ ra rằng "các mô hình kinh doanh dựa trên thặng dư thương mại lớn có thể không còn bền vững về mặt chính trị. Các quốc gia muốn tiếp tục xuất khẩu hàng hóa có thể phải sẵn sàng nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ khác để có được quyền này hoặc phải đối mặt với các biện pháp đáp trả gia tăng".

Tham thảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ - Mua Bán Euro được yêu thích tại Hà Nội:

1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung - số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

2. Mỹ nghệ Vàng bạc - số 31 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

3. Cửa hàng Vàng bạc Minh Chiến - số 119 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

4. Công ty Vàng bạc Thịnh Quang - số 43 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

5. Cửa hàng Toàn Thuỷ - số 455 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội và số 6 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.

6.Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu - số 19 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hà Nội.

7. Cửa hàng Chính Quang - số 30 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

8. Cửa hàng Kim Linh 3 - số 47 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

9. Cửa hàng Huy Khôi - số 19 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

10. Hệ thống các PGD tại các ngân hàng như: Sacombank, VietinBank, Vietcombank, SHB.

Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ - Mua Bán Euro được yêu thích tại TP. Hồ Chí Minh:

1. Thu đổi ngoại tệ Minh Thư - 22 Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM.

2. Tiệm vàng Kim Mai - 84 Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM.

3. Tiệm vàng Kim Châu - 784 Điện Biên Phủ, phường 10, quận 10. TP.HCM.

4. Trung tâm Kim Hoàn Sài Gòn - số 40-42 Phan Bội Châu, quận 1, TP.HCM.

5. Đại lý thu đổi ngoại tệ Kim Hùng - số 209 Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TP.HCM.

6. Cửa hàng trang sức DOJI - Diamond Plaza Lê Duẩn, 34 Lê Duẩn, Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.

7. Tiệm Kim Tâm Hải - số 27 Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM.

8. Tiệm vàng Bích Thuỷ - số 39 chợ Phạm Văn Hai, P.3, quận Tân Bình, TP.HCM.

9. Tiệm vàng Hà Tâm - số 2 Nguyễn An Ninh, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM.

10. Hệ thống các PGD tại các ngân hàng tại TP.HCM như: Sacombank, VietinBank, Vietcombank, SHB, Eximbank.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.

Lê Na

Theo: Báo Công Thương