Phiên giao dịch ngày 22/2, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.054,28 điểm, giảm mạnh 27,95 điểm (-2,58%) so với phiên trước đó. Thanh khoản tiếp tục được tăng lên khi có hơn 800 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức gần 13 nghìn tỷ đồng. Điều này chứng tỏ đang thoát rất mạnh ra khỏi thị trường.
Sắc đỏ gần như bao chùm toàn bảng điện trong phiên hôm nay với 364 mã giảm điểm, trong khi đó số mã tăng điểm chỉ là 60, còn lại là 47 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.
Nhóm VN30 cũng trong trạng thái tương tự khi giảm tới 29,82 điểm (-2,76%). Toàn bộ 30/30 mã cổ phiếu của nhóm đều đóng cửa với sắc đỏ trong. Nổi bật nhất là NVL (-6,61%) khi cổ phiếu này đóng cửa với mức giá sàn.
Trong phiên, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 86,4 tỷ đồng tổng cổ phiếu trên thị trường trong khi bán 33,4 tỷ đồng chứng chỉ quỹ, chứng quyền trên sàn HOSE.
Trên sàn HOSE, khối tự doanh công ty chứng khoán mua khớp lệnh 232 tỷ đồng và bán khớp lệnh 150,4 tỷ đồng. Tổng cộng cả hai phương thức khớp lệnh và thỏa thuận, khối tự doanh mua ròng 82 tỷ đồng.
Với giao dịch chứng chỉ quỹ ETF nội, chứng quyền, khối tự doanh có sự đảo chiều. Ghi nhận giá trị chiều mua vào, bán ra với sản phẩm chứng chỉ quỹ, chứng quyền hôm nay đạt 14 tỷ đồng và 47,3 tỷ đồng, tương đương giá trị bán 33,4 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối tự doanh giao dịch mua ròng 0,7 tỷ đồng trong khi thị trường UPCoM khối tự doanh mua ròng 4 tỷ đồng.
Thống kê giao dịch theo từng mã, FUEVFVND bị bán mạnh nhất với 27,7 tỷ đồng, theo sau là HPG (13,5 tỷ đồng), HSG (7,2 tỷ đồng). Các cổ phiếu còn lại ghi nhận giá trị bán ròng dưới 6 tỷ đồng là E1VFVN30, VND, GMD, PVP, NKG, HHV và CTR.
Tại chiều mua, FPT dẫn đầu với 9,3 tỷ đồng, theo sau là TCB (8,4 tỷ đồng), ACB (8,3 tỷ đồng). Những mã còn lại ghi nhận giá trị mua ròng trong khoảng từ 4 – 7,5 tỷ đồng có MWG, VIB, VCB, VNM, MBB, VHM và MSN.
Giao dịch trên thị trường phái sinh, thanh khoản từ khối tự doanh giảm so với phiên trước (21/2). Trong phiên hôm nay, khối tự doanh CTCK ưu tiên vị thế Bán (Short) trên thị trường phái sinh.
Cụ thể, khối này Mua (Long) 3.172 hợp đồng (tương đương 337 tỷ đồng), Bán (Short) 4.129 hợp đồng (tương đương 439 tỷ đồng). Tổng khối lượng giao dịch cả phiên là 7.301 hợp đồng với tổng giá trị 776 tỷ đồng.
Về giao dịch khối ngoại, bên cạnh áp lực bán của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại cũng gia tăng giá trị bán ròng lên gần 300 tỷ đồng, gấp 6 lần so với phiên trước đó, với tâm điểm là bán cổ phiếu bất động sản. Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 22/2, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 10 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 298,47 tỷ đồng, gấp gần 3,5 lần về lượng và gần 6 lần về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua ngày 21/2 (bán ròng 50,72 tỷ đồng).
Nhận định chứng khoán ngày 23/2/2023: Xu hướng thị trường phái sinh Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 23/2/2023. Tạp ... |
Thị trường chứng khoán ngày 23/2/2023: Thông tin trước giờ mở cửa Phiên giao dịch ngày 22/2, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.054,28 điểm, giảm mạnh 27,95 điểm (-2,58%); Xây dựng số 12 phát hành thêm 5,82 ... |
Vì đâu chứng khoán giảm sâu trong phiên 22/2, nhà đầu tư nên làm gì lúc này? Chuyên gia Agriseco Research cho rằng, áp lực bán trong thời gian tới có thể tiếp tục xuất hiện và xu hướng giảm điểm vẫn ... |
Thanh Tùng
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|