Trước "bão giá", nhiều "công cụ" kiểm soát, chống buôn lậu vàng được đề xuất

(Banker.vn) Trước tình hình giá vàng thế giới và trong nước tăng sốc, chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, hàng loạt các phương án kiểm soát, chống buôn lậu vàng đã được đề xuất.
Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Giá vàng SJC lập đỉnh mới, tăng trần vé bay nội địa Giá vàng chiều nay 7/3/2024: Vàng SJC lên đỉnh 81,32 triệu đồng/lượng Giá vàng chiều nay 8/3/2024: Vàng trong nước tiếp tục đà tăng, thế giới giảm nhẹ

Giá vàng liên tục... "nhảy múa" do đâu?

Trên thế giới, vàng tăng lên mức cao nhất mọi thời đại trong phiên giao dịch ngày hôm nay, kéo dài kỷ lục trong tuần này khi đặt cược ngày càng tăng vào việc nới lỏng tiền tệ của Mỹ đã bổ sung vào những cơn gió thuận kéo dài đối với vàng thỏi từ hoạt động mua của ngân hàng trung ương và nhu cầu trú ẩn an toàn.

Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 5h00 hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 2.158,645 USD/ounce. Giá vàng hôm nay chênh lệch 11,085 USD/ounce so với giá vàng ngày hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá khoảng 63,541 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng của SJC vẫn đang cao hơn giá vàng quốc tế là 16,259 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng các thương hiệu trong nước cũng được điều chỉnh tăng gần 1 triệu đồng lên sát ngưỡng 82 triệu đồng/lượng.

Trước
Giá vàng thế giới và trong nước tiếp tục neo ở mức cao

Cập nhật lúc 5h00 hôm nay, giá vàng SJC giao dịch ở mức 79,80 – 81,82 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 79,75 – 81,65 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 79,75 – 81,65 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Chia sẻ về việc giá vàng trong nước đang tăng chóng mặt, GS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội cho hay, mặc dù SJC và các vàng miếng khác có thể cùng chất lượng như nhau nhưng đây là vàng thương hiệu quốc gia thì đương nhiên đấy là vàng được tin cậy. Tích lũy bao giờ cũng đảm bảo an toàn nhất nên người ta đều mong muốn mua, tích lũy, sở hữu vàng SJC. Trong khi cung không có mà cầu có thực thì đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu và giá vàng sẽ tăng.

Thực tế, những bất cập như giá tăng cao, không liên thông với giá thế giới không phải bây giờ mới được đề cập mà đã bắt đầu xuất hiện khoảng 2 năm sau khi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành.

Những năm gần đây, mức chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước và giá vàng thế giới càng rộng hơn, khi nguồn cung vàng miếng ra thị trường gần như bị chặn đứng.

Theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được giao quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng SJC. Vàng miếng SJC được chọn làm thương hiệu vàng miếng quốc gia, tức trên thị trường chỉ còn duy nhất thương hiệu này. Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) trở thành đơn vị gia công vàng miếng SJC dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Kể từ khi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP được ban hành, không có doanh nghiệp nào được cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Ngân hàng Nhà nước cũng không nhập khẩu vàng để gia công vàng miếng SJC nhằm chống “vàng hóa” nền kinh tế.

Ổn định thị trường vàng, tăng cường kiểm soát và chống buôn lậu

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giá vàng mất ổn định là do nguồn cung hạn hẹp (ngoài Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp không được phép nhập khẩu vàng nguyên liệu) và giá vàng những ngày gần đây lên cao kỷ lục nên dễ gây ra những tác động tiêu cực đến an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội.

Trước thực trạng này, Tổng cục Thuế yêu cầu cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các phòng chức năng, các chi cục thuế triển khai các nhiệm vụ.

Trước
Đẩy mạnh việc kiểm soát, kiểm soát, chống buôn lậu mặt hàng vàng thời điểm hiện tại

Cụ thể, Tổng cục Thuế yêu cầu cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các phòng chức năng, Chi cục Thuế tổ chức quán triệt, nghiêm túc, khẩn trương triển khai thực hiện nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27/12/2023, Công văn số 157/BCĐ389-VPTT của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và Công văn số 03/BTC-BCĐ của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính.

Các Cục Thuế phải thực hiện rà soát toàn bộ các doanh nghiệp, các hộ, cá nhân kinh doanh, gia công vàng bạc, đá quý trên địa bàn quản lý, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh mua bán vàng nguyên liệu và vàng miếng. Trên cơ sở đó, thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế để thực hiện kiểm tra hồ sơ tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định.

Đồng thời, lập đơn vị đầu mối phụ trách chuyên môn, thực hiện nghiên cứu, triển khai, theo dõi và quản lý các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh, chế tác vàng, bạc, trang sức, mỹ nghệ. Kịp thời phát hiện các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh có phát sinh mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý nhưng không kê khai thuế, có sự chênh lệch giữa giá vốn, doanh thu thực tế vưới giá vốn, doanh thu kê khai thuế giá trị gia tăng.

Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các cục thuế chủ động xây dựng kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh, đề xuất các phương án, giải pháp phối hợp với các sở ban ngành để tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh vàng bạc, đá quý.

Cơ quan thuế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan như: Công an, quản lý thị trường, ngân hàng, hải quan… để thực hiện quản lý chặt chẽ loại hình kinh doanh vàng, bạc, đá quý, giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý thuế.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng, bạc, đá quý có vi phạm pháp luật về thuế và có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an để tiến hành điều tra và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Tại Tọa đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững", GS.TS. Hoàng Văn Cường cũng đã đề xuất về việc sửa đổi quy định Nghị định số 24/2012/NĐ-CP. "Chúng ta không nhất thiết phải độc quyền nhà nước về một thương hiệu vàng, có thể cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất vàng miếng để đáp ứng nhu cầu của người dân", ông Cương nhấn mạnh và cho rằng, cần có liên thông giữa thị trường trong nước, quốc tế và phải có các phương thức giao dịch đa dạng hơn, không phải muốn tích trữ là quay sang mua vàng miếng.

Trước đó, Ban Chỉ đạo 398 quốc gia yêu cầu Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện cấp phép, thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và các hoạt động kinh doanh vàng khác.

Nếu Ngân hàng Nhà nước phát hiện các giao dịch đáng ngờ, trao đổi cung cấp thông tin, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan chức năng xác định những vi phạm của tổ chức, cá nhân, kịp thời xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật. Đồng thời, rà soát văn bản quy định hiện hành tham mưu ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách đảm bảo quản lý chặt chẽ hơn trong hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng trong nước, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Theo: Báo Công Thương