Việc tích trữ vàng của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh quốc gia này đang nỗ lực làm giảm sự thống trị của đồng đô la đối với dòng chảy đầu tư và thương mại toàn cầu, cũng như vị thế là đồng tiền dự trữ thế giới. Quốc gia châu Á này vào tháng 6/2023 cũng đã cắt giảm lượng trái phiếu Kho bạc Mỹ nắm giữ xuống mức thấp nhất trong 14 năm.
Chắc chắn, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất tăng cường nắm giữ vàng. Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới hồi tháng 5, 62% ngân hàng trung ương ước tính rằng kim loại màu vàng này sẽ chiếm tỷ trọng dự trữ lớn hơn trong 5 năm tới.
Trung Quốc và một số quốc gia khác đã tăng cường nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh trong thương mại và đầu tư quốc tế trong những năm gần đây - đặc biệt là với việc Mỹ tận dụng vị thế thống trị toàn cầu của đồng đô la để áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính đối với các quốc gia, bao gồm Nga và Iran.
Trong một ghi chú vào tháng trước, Skylar Montgomery của GlobalData TS Lombard đã viết: “Trạng thái dự trữ của đồng đô la là một đặc quyền mang lại cho Mỹ ảnh hưởng đáng kể về chính trị, kinh tế và thị trường”.
Bà nói thêm: “Việc vũ khí hóa đồng đô la là một phần lý do tại sao Nga, Trung Quốc và các quốc gia BRICS khác đã cạnh tranh để tìm kiếm một giải pháp thay thế cho đồng đô la”.
Sự thành công của cái gọi là phong trào phi đô la hóa cho đến nay vẫn chưa được chứng minh, tỷ trọng của đồng bạc xanh trong hoạt động thanh toán trên toàn thế giới vẫn đạt mức cao kỷ lục. Theo Bloomberg, trong tháng 7 vừa qua các khoản thanh toán qua SWIFT liên quan đến đồng đô la Mỹ đã tăng lên mức cao chưa từng có, với tỷ lệ 46%.
Trong khi đó, các quốc gia BRICS cũng đang nghiên cứu lựa chọn nhằm tạo ra một loại tiền tệ chung để thách thức với đồng đô la.
Tuy nhiên, một số chuyên gia thị trường không đánh giá cao tính khả thi của kế hoạch này.
(Nguồn: Business Insider)
V.A
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|