Trung Quốc ghi nhận thâm hụt FDI trong quý III

(Banker.vn) Theo dữ liệu cán cân thanh toán, Trung Quốc ghi nhận mức thâm hụt hàng quý đầu tiên từ khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhấn mạnh thách thức của Bắc Kinh trong việc thu hút dòng vốn ngoại, sau động thái “giảm rủi ro” của các chính phủ phương Tây.

Nợ đầu tư trực tiếp Trung Quốc - một thước đo của FDI - đã thâm hụt 11,8 tỷ USD trong giai đoạn quý III/2023.

Đây là con số thâm hụt hàng quý đầu tiên kể từ khi cơ quan quản lý ngoại hối của Trung Quốc bắt đầu tổng hợp dữ liệu vào năm 1998, dữ liệu này có thể liên quan đến tác động của việc các nước phương Tây “giảm rủi ro” từ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng.

Goldman Sachs viết: “Sự suy yếu của FDI ở Trung Quốc có thể là do các công ty đa quốc gia chuyển dòng tiền về nước”. Đồng thời, sự chênh lệch lãi suất của Trung Quốc với các nước phát triển cũng là một yếu tố tác động.

Lãi suất ở Trung Quốc “thấp hơn trong thời gian dài hơn” trong khi lãi suất bên ngoài Trung Quốc “cao hơn trong thời gian dài hơn”, áp lực dòng vốn chảy ra ngoài có thể sẽ tiếp tục tồn tại.”

Kết quả là, thặng dư cơ bản của Trung Quốc, bao gồm tài khoản vãng lai và số dư đầu tư trực tiếp (ổn định hơn so với các khoản danh mục đầu tư dễ biến động) đã ghi nhận mức thâm hụt 3,2 tỷ USD, mức thiếu hụt quý thứ hai trong lịch sử.

Trung Quốc ghi nhận thâm hụt FDI trong quý III

Tommy Xie, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu Trung Quốc Đại lục tại OCBC viết: “Những tác động đang diễn ra sẵn sàng gây áp lực lên đồng Nhân dân tệ, chúng tôi dự đoán sẽ có phản ứng chiến lược bền vững từ chính quyền Trung Quốc”.

Dữ liệu chính thức cho thấy giao dịch đồng nhân dân tệ trong nước so với đồng đô la cũng đạt khối lượng thấp kỷ lục trong tháng 10, nhấn mạnh nỗ lực tăng cường của chính quyền nhằm hạn chế bán đồng nhân dân tệ.

Tommy Xie kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ tiếp tục các biện pháp can thiệp ngược chu kỳ, bao gồm xu hướng cố định đồng nhân dân tệ hàng ngày và quản lý thanh khoản đồng nhân dân tệ ở thị trường nước ngoài, để hỗ trợ đồng tiền nội tệ trước những cơn gió ngược này.

Dữ liệu mới nhất cho thấy khối lượng giao dịch nhân dân tệ trong nước so với đồng đô la đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 1.850 tỷ nhân dân tệ (254,05 tỷ USD) trong tháng 10, giảm 73% so với mức tháng 8. Các nguồn tin nói với Reuters rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã kêu gọi các ngân hàng lớn hạn chế giao dịch và ngăn cản khách hàng đổi nhân dân tệ lấy đồng đô la.

Dữ liệu của Goldman Sachs cho thấy trong tháng 9, dòng vốn ngoại hối chảy ra từ Trung Quốc đã tăng mạnh lên 75 tỷ USD, con số hàng tháng lớn nhất kể từ năm 2016.

Thị trường hàng hóa tuần 30/10 - 4/11: Giá dầu giảm hai tuần liên tiếp, cà phê cao nhất hơn 4 tháng do tồn kho thấp kỷ lục

Trên thị trường hàng hóa tuần qua, giá xăng dầu giảm khoảng 5% do biến động kinh tế chính trị khó lường. Trong khi đó, ...

Trung Quốc: Lợi nhuận ngành công nghiệp tháng 9 tiếp tục tăng trưởng 2 con số

Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp Trung Quốc đã kéo dài mức tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 9, bổ sung ...

PMI Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 10

Một cuộc khảo sát chính thức của các nhà máy cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 10, ...

Mộc Trà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục