Trong 5 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đạt 190.600 tỷ đồng, tương đương 26,6% kế hoạch năm và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, vốn do Trung ương quản lý đạt 32.500 tỷ đồng (29,3% kế hoạch năm), và vốn do địa phương quản lý đạt 158.100 tỷ đồng (26,1% kế hoạch năm). Bộ Giao thông Vận tải đạt 20.300 tỷ đồng, giảm 19,1%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 37%.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến cuối tháng 5/2024, các bộ, cơ quan, địa phương đã phân bổ chi tiết 634.600 tỷ đồng, đạt 95,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, số vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết là 29.100 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 7.300 tỷ đồng (của 21 bộ, cơ quan và 20 địa phương), vốn cân đối ngân sách địa phương là 21.800 tỷ đồng (của 24 địa phương).
Trong năm nay, dự kiến vốn đầu tư khu vực nhà nước đạt 657.000 tỷ đồng với mục tiêu giải ngân 95%. Trong đó, các dự án tiêu biểu có thể kể đến với các dự án Dự án Vành đai 3, Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, vv.
Triển vọng ngành thép
Theo TPS, tại Việt Nam, ngành thép có mức độ phụ thuộc lớn vào ngành xây dựng, đầu tư công và bất động sản do sản lượng thép tiêu thụ lớn nhất vẫn là thép xây dựng và các sản phẩm thép liên quan đến các công trình. Việc đẩy mạnh đầu tư công và sự gia tăng nguồn vốn FDI là cơ sở củng cố niềm tin đối với mảng xây dựng hạ tầng và xây dựng công nghiệp.
Tuy nhiên, sự phục hồi ngành thép sẽ vẫn hạn chế vì đơn hàng chỉ tập trung chủ yếu với các doanh nghiệp lớn trong khi các doanh nghiệp nhỏ hơn lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng mới. Qua đó, TPS đánh giá khả quan đối với ngành thép với mức tiêu thụ được ước tính phục hồi tăng chỉ từ 10-15% so với năm 2023.
Chứng khoán TPS đánh giá cơ hội đầu tư với cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen nhờ giá nguyên liệu rẻ sẽ giúp kết quả kinh doanh vượt kế hoạch trong năm nay.
Cụ thể, gần đây, việc nhập khẩu thép từ Trung Quốc, đặc biệt là thép cán nóng HRC đã tăng đáng kể do thị trường thép tại Trung Quốc đang gặp khó khăn đầu ra khi ngành bất động sản tại nước này vẫn chưa phục hồi.
Trong 2 tháng đầu năm 2024, lượng thép nhập khẩu đã đạt 1,8 triệu tấn, tăng 200% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là thép cán nóng giá rẻ. Vì thép cán nóng là nguyên liệu chính để sản xuất tôn mạ, nên biên lợi nhuận của tập đoàn Hoa Sen dự kiến sẽ được cải thiện nhẹ. TPS dự báo rằng biên lợi nhuận gộp của Tập đoàn sẽ tăng 6,5% so với năm trước, dẫn đến lợi nhuận gộp tăng 24,6%.
Được biết, các sản phẩm tôn mạ và ống thép của Hoa Sen phục vụ chủ yếu cho các công trình dân dụng và các công trình đầu tư công. Hiện tại, doanh nghiệp này đang giữ thị phần số 1 và số 2 trong mảng tôn mạ và thép ống, chiếm lần lượt 28,4% và 12,4%.
Trong năm nay, tình hình đầu tư công khả quan khi Chính phủ thúc đẩy tiến độ các dự án lớn tại miền Nam như dự án sân bay Long Thành hay dự án Vành đai 3 vốn là thị trường chính của Hoa Sen.
Triển vọng ngành xi măng
Hiện tại, Chính phủ đang ưu tiên nguồn lực triển khai các giải pháp đồng bộ, sẽ đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và triển khai 16 dự án với tổng kinh phí 2,5 tỷ USD để phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Nếu các dự án này sớm được triển khai sẽ là cơ hội lớn cho ngành Xi măng phục hồi.
Ngoài ra, các dự án lớn như sân bay Long Thành, hay cao tốc Bắc Nam cũng sẽ giúp cho tình hình tiêu thụ xi măng được cải thiện trong các quý cuối 2024.
Tại Trung Quốc, Chính phủ nước này yêu cầu đến cuối năm 2025 sẽ giới hạn công suất clinker tại đây được kiểm soát ở mức 1,8 tỷ tấn và các công nghệ cũ kém phát triển. Do đó, tình hình giá bán trong dài hạn có thể cải thiện tích cực vào đầu 2025 khi 1 số khách hàng phải tìm nguồn cung thay thế.
Triển vọng ngành đá xây dựng
Nhu cầu sử dụng đá xây dựng phục vụ cho các dự án đầu tư công là rất lớn. Theo Bộ giao thông vận tải, nhu cầu về đá xây dựng cho các công trình hạ tầng trong giai đoạn 2023 - 2025 rơi vào khoảng 21,5 triệu m3 (+38% giai đoạn 2016-2021). Nhu cầu đá cho các dự án lớn: Sân bay Long Thành 2,05 triệu m3; đường Vành đai 3 là 5,2 triệu m3. Nguồn cung đá xây dựng có cơ chế riêng đối với các dự án cao tốc Bắc Nam.
Ngành đá là ngành mà chi phí vận chuyển ảnh hưởng rất lớn đối với sản phẩm đầu ra. Do vậy, các công ty có mỏ đá gần vị trí các dự án sẽ được hưởng lợi. Mỏ đá xây dựng Tân Cảng là nguồn cung chính cho dự án sân bay Long Thành, Vành đai 3 và các dự án khác khu vực miền Đông Nam Bộ. Có 9 mỏ đá ở khu vực Tân Cảng, bao gồm các công ty niêm yết như DHA và VLB.
Cổ phiếu PVT không còn quá hấp dẫn dù vẫn hưởng lợi đơn lợi kép Theo giới phân tích, bên cạnh câu chuyện giá cước neo vùng giá cao, PVT còn đang hưởng lợi từ việc trẻ hóa đội tàu ... |
Cổ phiếu ACV điều chỉnh, thời điểm để mua vào đã tới? Sau chuỗi ngày liên tiếp tăng điểm, cổ phiếu ACV đã có dấu hiệu điều chỉnh giảm nhẹ, thời điểm để mua vào cổ phiếu ... |
Triển vọng cổ phiếu VNM: Chậm mà chắc! Chứng khoán DSC vừa có báo cáo phân tích về triển vọng của Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và đưa ra khuyến nghị ... |
Linh Đan
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|