Triển vọng ngành dầu khí 6 tháng cuối năm 2023: Điểm tên những cổ phiếu được hưởng lợi

(Banker.vn) Nhóm ngành dầu khí thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Vậy trong 6 tháng cuối năm 2023, triển vọng của nhóm ngành khí là gì?

Triển vọng ngành khí đốt được giới chuyên gia đánh giá cao trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Theo báo cáo ngành dầu khí của CTCK KIS Việt Nam, nhóm khí đốt sẽ được hưởng lợi rất nhiều trong giai đoạn tới, cụ thể:

Sản lượng khí của Việt Nam sẽ phục hồi

Việt Nam trở thành nước nhập khẩu ròng dầu thô từ năm 2018 khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (NSR) vận hành sản xuất thương mại và sử dụng phần lớn dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông. Nhà máy lọc dầu Dung Quất chủ yếu sử dụng dầu thô trong nước cũng đã bắt đầu đa dạng hóa nguồn nguyên liệu bằng cách nhập khẩu dầu thô do nguồn dự trữ trong nước suy giảm. Tình hình cũng tương tự đối với trữ lượng khí tự nhiên cũng đang suy giảm nếu không có mỏ khí lớn mới nào đi vào hoạt động. Trong khi nhu cầu sử dụng điện trong nước ngày càng tăng buộc Việt Nam phải nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng để phục vụ cho các nhà máy điện khí trong những năm tới.

Triển vọng ngành dầu khí 6 tháng cuối năm 2023: Điểm tên những cổ phiếu được hưởng lợi
Biểu đồ sản xuất và tiêu thụ khí tự nhiên ở Việt Nam. Nguồn: Báo cáo ngành dầu khí CTCK KIS Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia ven biển với bảy bể trầm tích đã được xác nhận. Trữ lượng khí đốt lớn được tìm thấy ở bốn trong số bảy bể ngoài khơi: Sông Hồng, Nam Côn Sơn, Cửu Long và Mã Lai-Thổ Chu. Tổng trữ lượng khí đã được chứng minh là gần 700 tỷ mét khối. Khai thác khí quy mô lớn đã được thực hiện từ năm 1995 tại các mỏ dầu khí ở bể Cửu Long, Nam Côn Sơn và gần đây là bể Malay-Thổ Chu. Thị trường khí của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong suốt 20 năm kể từ khi thành lập, với mục tiêu chính là cung cấp khí đốt cho sản xuất điện. Sản lượng khí đạt 9.2 tỷ mét khối vào năm 2021, giảm so với mức trung bình 10 tỷ mét khối trong 5 năm qua.

Trong trung hạn, khai thác khí đốt tự nhiên của Việt Nam sẽ vẫn tập trung ở khu vực miền Trung và Tây Nam Bộ nhờ việc thương mại hóa các mỏ khí đốt quy mô lớn, cụ thể là Lô B – Ô Môn, Cá Voi Xanh… Các mỏ mới đáng chú ý dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong trong thời gian tới là Lô B vào năm 2026 và Cá voi xanh vào năm 2027. Ngoài ra, mặc dù tiềm năng rất lớn từ các mỏ khí đốt mới, nhưng các dự án khí đốt tự nhiên thường bị đình trệ do bối cảnh căng thẳng ngoài khơi và thủ tục pháp lý, vì vậy, việc nhập khẩu LNG là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng liên tục trong nước.

Nhu cầu khí đốt kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ

Khí tự nhiên được sử dụng một cách khá giới hạn ở Việt Nam. Nhu cầu khí đốt năm 2021 là 9.2 tỷ mét khối và tập trung ở khu vực tây nam gần các nguồn khai thác chính. Phát điện là phân khúc thị trường quan trọng nhất, chiếm hơn 85% tổng nhu cầu khí đốt. Các nhà máy phân bón là phân khúc quan trọng tiếp theo chiếm 11% tổng nhu cầu, 4% còn lại được sử dụng bởi các ngành công nghiệp khác. Vì vậy, các kế hoạch mở rộng tiêu thụ khí trong ngành điện và phân bón phụ thuộc vào việc phát triển các nguồn cung khí mới.

Triển vọng ngành dầu khí 6 tháng cuối năm 2023: Điểm tên những cổ phiếu được hưởng lợi
Nhu cầu khí đốt theo ngành. Nguồn: Báo cáo ngành dầu khí CTCK KIS Việt Nam.

Quy hoạch tổng thể ngành khí đốt của Việt Nam (GMP) dự báo nhu cầu khí đốt sẽ tăng gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2030, đạt khoảng 20 tỷ mét khối mỗi năm. Nhu cầu gia tăng này sẽ được thúc đẩy bởi các kế hoạch tăng công suất phát điện khí từ khoảng 9 GW vào năm 2021 lên 39 GW vào năm 2030. Phần lớn nhu cầu này sẽ được đáp ứng bởi các mỏ mới với chi phí cao hơn để phát triển do ở vùng nước sâu hơn và địa chất phức tạp hơn. Do đó, bắt đầu từ năm 2023, việc nhập khẩu LNG cũng sẽ cần thiết để bổ sung cho sản xuất khí tự nhiên trong nước đang suy giảm.

CTCK KIS Việt Nam đánh giá nhu cầu khí đốt trong nước đang tăng nhanh. Theo CTCK KIS Việt Nam, ước tính rằng tổng lượng khí đốt tự nhiên cần thiết để sản xuất điện sẽ tăng với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 15% trong giai đoạn 2023-2030. Nhu cầu lớn này sẽ thúc đẩy việc thay đổi Luật Dầu khí để đẩy nhanh dự án thượng nguồn và tăng nhập khẩu LNG.

Nhóm cổ phiếu dầu khí GAS, PVD, PVS,..., được dự báo là sẽ hưởng lợi trong giai đoạn tới. Trong các phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu GAS bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tạo đáy trung hạn. Hiện tại, GAS đang giao động quanh vùng giá 90.000 đồng/cổ phiếu, đây là vùng giá thấp nhât của cổ phiếu này trong vòng 2 năm trở lại đây.

Triển vọng ngành dầu khí 6 tháng cuối năm 2023: Điểm tên những cổ phiếu được hưởng lợi
Diễn biến giá cổ phiếu GAS.
Kỳ vọng cổ phiếu ngành dầu khí dẫn dắt thị trường

Cổ phiếu dầu khí được đánh giá là nhóm có độ nhạy và “khỏe” so với thị trường chung. Tuy nhiên, thị trường vẫn luôn ...

Agriseco gọi tên 4 nhóm ngành tiềm năng – gợi mở cơ hội với NĐT

Trong bối cảnh thị trường có những cơ hội và thách thức đan xen như hiện tại, nhà đầu tư cần phải xây dựng được ...

Cổ phiếu dầu khí còn đó tiềm năng tăng giá

Giá cổ phiếu ngành dầu khí đã thể hiện tích cực hơn so với thị trường chung trong suốt năm 2022 nhờ giá dầu tăng ...

Thành An

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán