Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/3, cổ phiếu CTD của Công ty CP Xây dựng Coteccons tăng 1,72% lên mức 77.000 đồng/cổ phiếu. Tính từ vùng đáy hồi tháng 11/2022, cổ phiếu CTD đã tăng tới hơn 250%. So với các cổ phiếu cùng ngành khác như HBC, HUT, VCG, DPG, HTN..., cổ phiếu nhà Coteccons cho hiệu suất đầu tư vượt trội hơn hẳn.
Sự tích cực của cổ phiếu CTD diễn ra sau khi doanh nghiệp này thông báo trúng hàng loạt các gói thầu lớn với tổng giá trị hơn 15.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, những tín hiệu tích cực của CTD thời gian gần đây diễn ra trong bối cảnh ngành xây dựng vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Điều này cho thấy sự đảm bảo vững chắc cho nguồn việc dồi dào trong tương lai.
Bên cạnh đó, so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành, "sức khỏe" của Coteccons vẫn cho thấy sự khả quan hơn hẳn |
Bên cạnh đó, so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành, "sức khỏe" của Coteccons vẫn cho thấy sự khả quan hơn hẳn. Đây cũng có thể là động lực chính giúp cổ phiếu CTD giữ được phong độ tăng ấn tượng.
Theo năm tài chính mới từ 1/7/2023 đến hết 30/6/2024, báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm, tổng tài sản của Coteccons là 21.652 tỷ đồng, trong đó lượng tiền lên đến 4.304 tỷ đồng, chiếm 20% tổng tài sản (chưa bao gồm khoản đầu tư chứng khoán và đầu tư tài chính khác).
Chất lượng các khoản phải thu của Coteccons đến từ tệp khách hàng uy tín đã cải thiện rõ ràng, dự phòng cho các khoản nợ phải thu khó đòi đã giảm 44 tỷ đồng, tương đương 46%. Công tác tối ưu chi phí đã giúp cho Coteccons giảm đáng kể chi phí vận hành, giảm 81 tỷ đồng, tương đương với mức giảm 28% so với cùng kỳ. Kết thúc nửa đầu năm tài chính 2024, Coteccons ghi nhận doanh thu đạt 9.784 tỷ đồng, lợi nhuận cũng đạt 136 tỷ đồng, hoàn thành lần lượt 55% và 50% kế hoạch được đề ra.
Nhờ có tình hình tài chính lành mạnh cũng như tích cực tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, như việc đẩy mạnh phát triển mảng xây dựng công nghiệp, xúc tiến đầu tư ra thị trường nước ngoài..., trong giai đoạn 2024-2026, Chứng khoán BIDV (BSC) kỳ vọng lợi nhuận ròng của Conteccons sẽ tăng trưởng mạnh với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 107%, từ mức nền thấp trong giai đoạn 2020-2023. Điều này là nhờ công ty sở hữu lượng backlog có giá trị lớn, đạt 20.000 tỷ đồng tính đến hết năm 2023.
Dù vậy, BSC cũng nhận định Coteccons khó có thể đạt được mức nền lợi nhuận cao như giai đoạn tăng trưởng mạnh 2015-2019 (P/B trung bình 2x) do môi trường cạnh tranh của ngành xây dựng ngày càng cam go, việc thay đổi chủ sở hữu khiến cho nhà thầu lớn này không có được lợi thế về mối quan hệ với một số chủ đầu tư, thị trường xây dựng công nghiệp tại Việt Nam còn khá eo hẹp... Vì thế, CTD cũng sẽ khó có thể đạt được mức định giá cao như giai đoạn trước.
Ngành xây dựng sẽ còn tiến xa?
Trong một chia set mới đây, ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc Chứng khoán Phú Hưng cho biết, cổ phiếu ngành xây dựng nói chung, cụ thể là nhóm ngành xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công nghiệp đã có một năm 2023 khá thành công, với diễn biến chỉ số toàn ngành tăng trưởng 56,1% so với mức 12,2% của VN-Index.
Tuy nhiên, đối với nhóm xây dựng dân dụng vẫn đang bị ảnh hưởng bởi sự ảm đạm và gần như đóng băng của thị trường bất động sản dân dụng trong năm qua, khiến doanh thu của nhóm ngành này chạm đáy.
Trong khi đó, đầu tư công sẽ tiếp tục là trụ cột và động lực phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và cả trong trung và dài hạn. Vì vậy, dư địa tăng trưởng dành cho nhóm ngành xây dựng hạ tầng giao thông vẫn rất lớn với các hợp đồng thi công dự án lớn trong giai đoạn này.
Nhiều ý kiến cho rằng, ngành xây dựng sẽ còn tiến xa hơn nữa khi mà nhiều yếu tố tích cực đang dần xuất hiện. Trong đó, giải ngân đầu tư công đã và sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng năm 2024 với các dự án đầu tư công được tập trung trong giai đoạn 2024 - 2025, gồm 12 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn II, Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I…
Các chuyên gia kỳ vọng, khi các nút thắt đầu tư được tháo gỡ như công tác chỉ định thầu đẩy nhanh quá trình giao thầu, khai thác các mỏ đất đá mới được cấp phép…, giải ngân đầu tư công thực tế năm 2024 sẽ đạt 85 - 90% kế hoạch, tăng 38 - 45% so với năm 2023.
Dù vậy, SSI Research cũng nhận thấy lợi nhuận của ngành xây dựng đang bị thu hẹp, khi biên lợi nhuận ròng giảm từ mức 4-6% trong giai đoạn 2012-2016 xuống còn khoảng 2% trong các năm trở lại đây. SSI Research cho rằng sự suy giảm này khó có thể đảo ngược do cạnh tranh và tính chất phân mảnh cao. Khả năng sinh lời tổng thể thấp khiến việc đầu tư vào các cổ phiếu xây dựng kém hấp dẫn hơn so với các ngành khác và các phương thức đầu tư khác có rủi ro thấp hơn. Vì vậy mà nhóm cổ phiếu này thường giao dịch ở mức P/B thấp hơn 1, và CTD cũng không ngoại lệ.
Riêng về CTD, nhóm phân tích này nhận xét giá cổ phiếu CTD đã phục hồi mạnh trong năm 2023 sau khi giảm mạnh khoảng 70% trong năm 2022 chủ yếu là do khả năng phục hồi lợi nhuận trong năm 2023 và 2024, nhờ tăng trưởng doanh thu cải thiện và hoàn tất việc dự phòng nợ khó đòi sau 2 năm 2021-2022.
Theo SSI Research, xu hướng tăng hiện tại của giá cổ phiếu CTD phản ánh một phần kỳ vọng của thị trường về mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong năm 2024, mặc dù công ty chỉ đang ở quý hai của năm tài chính.
"Kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2025 của Conteccons sẽ trở về mức bình thường, khoảng 18% so cùng kỳ. Do đó, SSI Research đánh giá "Trung lập" đối với cổ phiếu CTD", SSI Research nêu.
60.000 tỷ đồng được NHNN hút về qua kênh tín phiếu, chứng khoán ảnh hưởng ra sao? Trong ngày hôm qua, NHNN tiếp tục hút tiền qua kênh tín phiếu... |
Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) tiếp diễn tình trạng chậm trả lãi trái phiếu Mới đây, Công ty CP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HoSE: PSH) đã có thông báo về việc chậm thanh toán ... |
Nóng cuộc đua tăng vốn ngành chứng khoán trước thềm vận hành hệ thống mới Sát thềm vận hành hệ thống giao dịch mới, hàng loạt công ty chứng khoán tiếp tục công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ ... |
Linh Đan
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|