Top công ty chứng khoán cầm nhiều chứng chỉ tiền gửi nhất: Cái tên nào "uy tín"?

(Banker.vn) Theo thống kê, tính đến ngày 30/6/2023, 10 công ty chứng khoán đứng đầu về quy mô tổng tài sản nắm giữ gần 38.800 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi, tăng 2.400 tỷ đồng so với đầu năm.

Trong nửa đầu năm 2023, xu hướng tăng đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi diễn ra ở phần đa các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp 'ngược dòng'.

Top công ty chứng khoán cầm nhiều chứng chỉ tiền gửi nhất: Cái tên nào

Cụ thể, tính đến cuối quý 2/2023, Công ty CP Chứng khoán SSI (SSI) đang nắm giữ tới 15.559,4 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi, chiếm 58,6% tài sản tài chính FVTPL và 31% tổng tài sản của công ty này.

So với thời điểm đầu năm, giá gốc của khoản đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi của SSI giảm 877,4 tỷ đồng.

Hai công ty chứng khoán khác cũng ghi nhận lượng chứng chỉ tiền gửi nắm giữ giảm mạnh so với thời điểm đầu năm 2023 là Công ty CP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) và Công ty CP Chứng khoán MB (MBS).

Theo đó, tính đến cuối quý 2/2023, TCBS nắm giữ 199,4 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi, giảm 2.028,3 tỷ đồng so với đầu năm. Ngược lại, công ty chứng khoán này tăng mạnh đầu tư vào trái phiếu chưa niêm yết với giá trị 12.570 tỷ đồng, tăng 97,9% so với đầu năm.

Tương tự, MBS đang cầm 692,8 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi, giảm 1.918,5 tỷ đồng so với đầu năm 2023. Ngoài ra, công ty chứng khoán này còn nắm giữ lượng chứng chỉ tiền gửi trị giá 666 tỷ đồng được liệt kê là các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM).

Top công ty chứng khoán cầm nhiều chứng chỉ tiền gửi nhất: Cái tên nào

Đối với nhóm công ty chứng khoán tăng đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi, Công ty CP Chứng khoán VPS (VPS) nổi bật với mức tăng 4.150,2 tỷ đồng so với đầu năm.

Tại thời điểm ngày 30/6/2023, giá gốc của khoản đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi của VPS có giá trị 7.849,9 tỷ đồng.

Trong khi đó, Cong ty CP Chứng khoán VNDirect và Công ty CP Chứng khoán VPBank lần lượt rót thêm 1.303,8 tỷ đồng và 1.135,6 tỷ đồng vào chứng chỉ tiền gửi trong nửa đầu năm 2023, nâng giá gốc của khoản đầu tư vào giấy tờ có giá này lên 8.617,4 tỷ đồng và 1.360,6 tỷ đồng.

Một số công ty chứng khoán khác cũng đang nắm giữ lượng lớn chứng chỉ tiền gửi là Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) và Công ty CP Mirae Asset (Việt Nam).

Trong đó, tính đến cuối quý 2/2023, KBSV đang nắm giữ 2.770,2 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi, giảm 22 tỷ đồng so với đầu năm. Mirae Asset nắm giữ 867,1 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi, tăng 661,7 tỷ đồng so với đầu năm.

Ông Trương Ngọc Lân - tổng giám đốc Chứng khoán VIX - cho biết trong quý 2, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến những phiên giao dịch khởi sắc, dòng tiền đã có dấu hiệu quay trở lại thị trường, nhiều mã chứng khoán đã tăng 60-80% giá trị so với thời điểm 31-12-2022.

Ông Trương Hiền Phương - giám đốc Chứng khoán KIS Việt Nam - lý giải lượng tiền gửi của khách hàng tăng là do họ tăng niềm tin vào thị trường và thấy có nhiều cơ hội đầu tư được mở ra hơn nên chuyển tiền vào. "Nhà đầu mới có, nhà đầu tư cũ tăng thêm cũng có", ông Phương nói.

Chỉ cách đây một quý, trong 3 tháng đầu năm, rất nhiều công ty chứng khoán chứng kiến sự sụt giảm rất mạnh ở mục tiền gửi của khách hàng. Có doanh nghiệp còn giảm đến 4.000 tỉ đồng tiền gửi khách hàng. Khi nhà đầu tư khi bớt "mặn mà" với thị trường chứng khoán thì lượng tiền được rút ra đáng kể và ngược lại.

Dòng tiền "cá mập" suy yếu, cổ phiếu VIX còn thích hợp để mua vào?

Thời điểm hiện tại, vị thế của dòng tiền "cá mập" tại VIX đang có chiều hướng suy yếu. Cụ thể, gần 2 tuần trở ...

Sự "bành trướng" của TCBS trên sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

TCBS đang chiếm một phần lớn thị phần giao dịch kể từ khi thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đi vào ...

Chứng khoán DNSE được vinh danh Công ty có môi trường công nghệ tốt nhất

Chứng khoán DNSE vừa được vinh danh Công ty có môi trường công nghệ tốt nhất tại Hội nghị Lãnh đạo công nghệ CTO Summit ...

Nguyên Nam (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục